Khi mang bầu, bên cạnh những vấn đề về da như mụn trứng cá, giảm sắc tố da, chị em còn phải đối mặt với chứng nám da nữa. Tại sao bà bầu lại bị nám da và cách chữa nám da mặt Trong thời gian mang thai, cơ thể phụ nữ có nhiều biến đổi, rối loạn ở các cơ quan nội tạng như: da, đường tiêu hóa, tĩnh mạch, thần kinh, trong đó biến đổi về nội tiết thường gây nhiều phiền muộn cho bà bầu, bởi nó để lại những hậu quả lâu dài trên làn da. Phần lớn, khi mang thai da của phụ nữ trở nên xỉn màu, lỗ chân lông to, vùng chữ T bóng nhờn, môi thâm, vùng da ở gò má xuất hiện các vết nám... Nguyên nhân của hiện tượng trên là do nội tiết trong cơ thể thay đổi làm rối loạn sắc tố da. Mặt khác, khi mang thai, lượng hormone estrogen và progesteron tăng, cùng với lưu lượng máu tăng cao. Chính sự thay đổi này kích thích việc hình thành các phân tử tyrosine (tiền hắc sắc tố melanin) nằm ở vùng sinh sản tế bào da bị oxy hóa. Đó là nguyên nhân trực tiếp gây nên căn bệnh nám da. Thêm nữa, thời gian nghỉ ở nhà nuôi con nhỏ của các bà mẹ thường gặp nhiều stress, mệt mỏi, bận rộn, sức khỏe giảm sút... Hiện tượng suy yếu này cũng là tác nhân khiến cho nám đậm màu hơn. Phần lớn các vết nám da sẽ biến mất sau khi sinh. Sạm da khi mang thai chỉ là một hiện tượng sinh lý thông thường, bà bầu không cần phải quá lo lắng, ảnh hưởng tới sức khỏe. Hạn chế nám da thai kỳ bằng cách nào? Dù biết rằng triệu chứng nám da sẽ biến mất trong thai kỳ nhưng đương nhiên mẹ bầu nào cũng muốn trở lên đẹp và quyến rũ vì vậy họ không muốn nhìn thấy những vết nám da ngày một sậm màu và lan rộng hơn. Vậy làm thế nào để hạn chế hiện tượng này? - Trước hết, bà bầu nên hạn chế tối đa việc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, nhất là vào thời điểm từ 10 giờ sáng tới 3 giờ chiều vì đó là lúc cường độ tia cực tím rất cao, dễ làm cho da bị “tổn thương”. Nếu có việc phải ra ngoài, bạn nên dùng kem chống nắng (có chỉ số 25SPF), mặc áo dài tay, đội mũ rộng vành…để bảo vệ làn da của mình và chống bị nám thêm. - Thường xuyên làm sạch da bằng cách rửa mặt nhằm hạn chế bã nhờn và tế bào da chết làm sạm da. - Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước cũng là biện pháp tốt chống lại hiện tượng nám da và giúp hạn chế được nếp nhăn. trị nám da mặt - Tăng cường các loại thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin A, C và E có nhiều trong sữa, cà rốt, cam, chanh, đu đủ, gấc, giá đỗ, đậu nành là những loại có dưỡng chất giúp làm đẹp da, trẻ hóa làn da, chống nám. Tránh những loại thực phẩm có hại cho làn da như rượu, bia, thuốc lá, các loại thực phẩm cay, nóng... - Duy trì lối sống điều độ, vui tươi, hạn chế căng thẳng trong cuộc sống và công việc. - Tập luyện nhẹ nhàng để có sức khỏe khi mang bầu và tăng điều tiết cho da thêm khỏe mạnh, hồng hào. - Đặc biệt, việc làm mặt nạ dưỡng da an toàn từ rau, củ, quả tự nhiên cũng là sự lựa chọn hữu ích, góp phần hạn chế hiện tượng nám da và làm cho da bạn trở nên mịn màng hơn. Hãy chú ý chọn các mặt nạ không gây kích ứng da! Theo ý kiến của các chuyên gia chăm sóc da trị nám da tận gốc, bạn nên sử dụng mặt nạ từ khoai tây, mặt nạ cà chua, mặt nạ dưa chuột và mặt nạ từ lòng đỏ trứng gà.