Văn hóa và ngôn ngữ Nhật từ khi mới hình thành đã có một mối liên hệ không thể tách rời nhau. Để có thể nói được tiếng nhật một cách chính xác nhất, thì điều quan trọng đó chính là học về văn hóa của họ. Tuy nhiên, bởi vì văn hóa nơi đây lại khác đặc trưng và có rất nhiều phương diện khác nhau nên sẽ rất khó khăn cho người nước ngoài có thể hiểu được chúng, chính vì vậy, đa phần văn hóa Nhật Bản vẫn được xem là một bí ẩn.

Phân tích sâu hơn trên một vài phương diện văn hóa và tìm hiểu về chúng một cách rạch ròi, chúng ta có thể có được một cái nhìn bao quát hơn về văn hóa Nhật Bản nói chung và ngôn ngữ nơi đây nói riêng.

Đông và Tây

Một trong những rào cản quan trọng để có thể chạm được đến kiến thức của văn hóa nơi đây đó chính là khái niệm của sự khiêm nhường. Đối với người Nhật, ‘khiên nhường’ không chỉ xuất hiện trong những lời nói hoa mỹ mà nó cọn hiện diện trong những hành động, cử chỉ thường ngày như cách cúi chào (như là một cách để thể hiện lòng biết ơn hay đơn giản là thể hiện sự hối lỗi).
Có thể nói sự khiêm nhường được coi như một yếu điểm trong văn hóa phương Tây, nó được xem như một chuẩn mực đạo đức và là niềm tự hào của văn hóa phương Đông, nhưng đồng thời là biểu hiện của sự yếu đuối. Che dấu đi sức mạnh thật sự của kẻ thù được xem như là một chiến lực hiệu quả trong những trận chiến và trong kinh doanh, bởi vì chính nó là yếu tố gây nên điều bất ngờ.

Dấu đi ‘móng vuốt’

Một vài năm về trước, tôi có dịp được đọc một đoạn hội thoại giữa một người ngoại quốc và một người nhật. Người đàn ông nhật đã hỏi người ngoại quốc kia rằng anh ta có thể nói tiếng nhật hay không, và nhận được câu trả lời là: “đương nhiên là tôi có thể vì tôi đã học ngoại ngữ này ở trường”. Các bạn có thể thấy đây chỉ là một câu nói tưởng chừng như vô hại nhưng đó chính là một điều mà người Nhật không bao giờ trả lời

Nó sẽ thích hợp hơn nếu chúng ta giảm bớt sự tự cao của mình bằng cách trả lời “いいえ、そんなことないです” – ( vâng, không vấn đề gì) hoặc いいえ、とんでもないです hoặc とんでもありません – (một câu trả lời chung và đơn giản như là “cảm ơn” sẽ đủ đáp ứng câu hỏi và điều mong muốn ở đôi bên). Người Nhật nhắc đến sự khiêm nhường 謙虚 [けんきょ], và đối với những ai cố gắng hướng sự chú ý của mọi người về phía mình để có thể đưa cái tôi của bản thân lên hay những thành công của họ điều được xem như những kẻ kiêu ngạo.


Khiêm nhường và Khiêm tốn


Sự thật là trong mối quan hệ giữa tiếng Nhật và văn hóa có rất nhiều ngôn từ chúng ta có thể sử dụng trong tiếng anh, nhưng đối với người Nhật thì họ không bao giờ dùng tới nó. Khi nhắc về gia đình của mình, chúng ta thường nói “I have three beautiful daughters” – (tôi có 3 đứa con gái xinh đẹp), hay “I have been married to my lovely wife for 20 years” – (tôi đã sống với người vợ tuyệt vời của tôi suốt 20 năm nay). Nếu chúng ta dịch trực tiếp sang tiếng Nhật thì ta không những sẽ nhận thấy sự kỳ quặc của nó mà còn rất ngạo mạn nữa phải không, bởi vì người Nhật sẽ suy nghĩ rằng bạn đang khoe khoang về người vợ tuyệt vời hay những cô con gái xinh đẹp của mình.

Người Nhật đã từng ám chỉ ‘đứa con ngốc nghếch của họ bằng từ馬鹿息子 (ばかむすこ), một cụm từ mà có lẽ ngày nay được ít người sử dụng đến. Ở đây nghĩa của nó không phải lúc nào cũng là ‘đứa con ngốc nghếch (mặc dù là có thể trong tùy trường hợp), thì từ này còn được sử dụng để nói về sự tốt đẹp của gia đình bạn, mặc dù có vẻ bạn đang tự hạ thấp hoặc dìm họ xuống.

Trong văn hóa phương Tây, chúng ta ca ngợi người vợ/chồng của mình bằng những câu như “my better half”, thì người Nhật lại sử dụng từ 愚妻”(ぐさい) để ám chỉ về người vợ của mình với ý nghĩa như “người vợ ngu ngốc của tôi”. Nếu cha mẹ thể hiện tình cảm thương yêu quá mức của mình dành cho con cái đến nỗi có thể tâng bốc hoặc làm “hư” chúng thì mọi người sẽ gọi họ bằng từ 親ばか” (おやばか) – tức mang nghĩa “ bậc cha mẹ ngốc ngếch”

Có rất nhiều ví dụ để chúng ta có thể hiểu một cách cơ bản nhất về văn hóa của họ để có thể sử dụng tiếng Nhật tốt hơn, tuy nhiên để có thể hiểu tầm mực độ của sự khiêm nhường và khiêm tốn có một tầm quan trọng trong văn hóa nhật bản như thế nào thì hẳn đây chỉ mới là sự khởi đầu mà thôi.