Tìm hiểu trang trí biểu tượng trên gốm sứ TQ – 15: Tây Vương Mẫu

Xi Wang Mu (Queen Mother of the West) Việt Nam gọi là Tây Vương Mẫu. Viện dẫn cổ xưa nhất nói đến bà tiên này là dòng văn tự khắc giáp cốt viết “ làm để dâng cho Đông Mẫu và Tây Mẫu”. Những văn bản cổ mô tả bà như là một vị nữ thần đáng sợ có răng hổ và có đuôi con báo.Dưới triều đại nhà Hán, bà lại được mô tả có 9 đuôi con cáo. Trong tập sách cổ “Thuật đạo vượt núi và biển”, San haijing (山海经), viết vào thế kỷ thứ 4 trước CN, bà được mô tả là một vị thần tiên có quyền năng gây ra thảm họa, bệnh tật và sự trừng phạt lên loài người.

Hình ảnh của Tây Vương Mẫu tiến hóa theo thời gian và cuối cùng được mô tả là Vương Hậu đẹp và nhân từ trong chư tiên Đạo giáo. Trong các bài viết của Zhuangzi (庄子)(khoảng thế kỷ thứ 4 trước CN)có đề cập rằng “ không ai biết sự khởi đầu và kết thúc của vị đại tiên này”.

Hình ảnh Tây Vương Mẫu thường đi kèm với năm tì nữ xinh đẹp xung quanh. Bà ngồi trên một con công hay chim phượng hoàng, mang một chiếc khăn trùm đầu. Hình ảnh bà cũng thường được vẽ chung với con hạc hay nhiều loại chim khác.


Tây Vương Mẫu biểu tượng cho nhiều điều tốt lành

Tây Vương Mẫu biểu tượng cho nhiều điều tốt lành, bao gồm cuộc sống lâu dài giàu sang với đầy thanh danh, tiếng tăm tốt đẹp. Bà còn giúp cho gia đình có những đứa con trai ngoan ngoãn và thông minh. Có bà, gia đình có nhiều thế hệ sẽ chung sống hòa thuận, tránh được những tranh cãi lặt vặt

Lại nói thêm trong các truyện tích của Đạo giáo còn gọi Tây Vương Mẫu là “ DIÊU-TRÌ KIM-MẪU ”

Chữ Diêu, hoặc chữ Dao cũng được, có nghĩa là ngọc diêu, một thứ đá quí báu ( pierre précieuse ).

Chữ Trì nghĩa là ao nước, hay là hồ nước.

Hai chữ Diêu Trì hiệp lại có nghĩa là : Ao hay hồ nước, trong đó có nhiều ngọc quí báu. Đây có nghĩa là một cảnh trí, một cung điện, ở trên một chót núi Hi-mã-lạp-nhã (Himalaya), làm ranh giới giữa nước An Độ và nước Trung Hoa, gọi tên núi là Côn Lôn. Ai có coi truyện thần tiên thì biết đó là chỗ Ngọc Đế ngự và nhiều vị Đại Tiên tu luyện.

Chữ Kim là vàng, cũng có nghĩa là các loại kim, như bạc, đồng, chì, sắt . . .thuộc về Tây phương. Theo Bát quái hậu thiên (Lạc thơ), Kim nầy ở ngôi Đoài, mà Đoài là Âm kim.

Chữ Mẫu là mẹ, là chủ tể, thuộc về hữu hình. Như cuốn Đạo Đức kinh nói: “Hữu danh, vạn vật chi mẫu.”, nghĩa là chừng Đạo có hình, có tên, Nó là mẹ sanh muôn vật.

Người ta thường hiểu chữ “mẫu” theo nghĩa thông thường, là người đàn bà sanh con, nên gọi Đức Diêu Trì Kim Mẫu là Bà Tây Vương Mẫu.

Tây Vương Mẫu cũng là một vị ban thuốc trường sanh. Ngài trở thành một vị chủ tể vườn đào,. Ơ cõi trên trời, và cai quản các vị thần tiên cõi đó, có khác hơn cõi ta ở dưới trần nầy là đặng sống lâu và hưởng vô cùng khoái lạc (jouit d’une félicité parfaite). Vườn Tây Vương Mẫu ở trên chót núi Côn Lôn – như tôi đã nói ở trên. Ngài ở trong lầu các bằng ngọc, có 9 từng huyền thất và chung quanh có vách thành bằng vàng.

Trong lầu có đơn phòng Tử Túy, bên trái có ao Diêu Trì, bên mặt có sông Huờn Túy. Dưới chơn có 9 từng nhược thủy ( nước yếu ), sóng cao muôn trượng, không có tiên xa ( xe nhờ bạo phong thổi đi ), vủ luân ( bánh xe bằng lông chim ) thì không thể nào đi đến đó được. …

Một số tích truyện về Tây Vương Mẫu thường được vận dụng làm đồ án thiết kế trang trí trên gốm sứ với hình vẽ nhân vật có thể kể ra : Tích bà găp King Mu vua triều đại nhà Chu và Hán Võ Đế có lien quan đến Đông Phương Sóc, tích về Hằng Nga, tích về Ngưu Lang (牛郎), Chức Nữ (织女), tích Tôn ngộ Không ăn trộm đào tiên tại vườn nhà bà, tích chư tiên đi dự sinh nhật Tây Vương Mẫu…


ghè lớn thời cuối Minh vẽ trang trí mô tả cảnh chư tiên dự hội bàn đào ( sinh nhật Tây Vương Mẫu)


Bình đầu thời Minh, hiện vật tại VBT Jakarta - Indonesia, vẽ Tây Vương Mẫu cầm khay đào tiên và hai tiên cô hầu quạt.


Một bình vẽ men lam đầu nhà Minh khác mô tả cảnh các tiên đi dự hội bàn đào ( Tây Vương Mẫu mời )

KhanhHoaThuyNga