Tìm hiểu trang trí biểu tượng trên gốm sứ TQ – 13: con rùa, chim hạc.

Con rùa

Theo sách về các nghi thức, kỳ lân, phượng hoàng, con rùa và rồng là 4 con vật linh. Rùa còn được gọi là huyền vũ – xuan wu (玄武), chiến binh đen; nó nắm quyền điều khiển phương Bắc của vũ trụ và biểu tượng cho mùa đông.

Cùng với chim hạc, cả hai đều là biểu trưng cổ xưa về trường thọ. Theo Ge wu zhi (格物志), sách ghi chép về khoa học, rùa có thể sống tới 1000 năm tuổi. Wang Chong (王充) trong sách Lun heng (论衡 – luận hành)lại nói rằng “ khi con rùa đã sống tới 300 năm tuổi, nó không to hơn một đồng tiền quan và có thể bò đi được trên một chiếc lá sen; khi được 3000 tuổi màu sắc của nó là màu thiên thanh có viền màu xanh lá và lúc đó kích thước của nó chỉ còn một bộ hai phân”. Đáng thích thú là motif vẽ rùa ở giửa trung tâm một lá sen đã được dùng trên gốm sứ dòng Yue trong suốt thời kỳ Ngũ Đại. Một ví dụ cho motif này trên gốm sứ đã được tìm thấy trên tàu đắm Cirebon tại Indonesia. Những motif như vậy cũng được tìm thấy trên gốm sứ Longquan.



Chim hạc

Chim hạc được Đạo Lão lấy làm biểu trưng cho sự trường tồn. Nó là bạn đồng hành thường trực của thọ tinh – Thọ lão (shoulou). Thông thường các câu truyện cổ tích hay mô tả thần tiên xuất hiện cởi trên một con hạc. Việc một người bình thường trở thành tiên được khẳng định khi ông ta hóa hình thành chim hạc khi rời khỏi thế giới trần gian này. Theo sách Sưu Tiên Ký – Sou Xian Ji ( 搜仙记), Đinh Lệnh Uy – Ding Ling wei (丁令威), một người học phép tu tiên theo Đạo giáo, sau một nghìn năm khổ tập đã biến hình thành chim hạc để lên tiên cảnh.

Ngay cả cho đến ngày nay, trong xã hội Trung Hoa khi một người chết đi thì gia quyến và bằng hữu thông thường hay gửi phúng điếu với banner có ghi dòng chữ ‘Giá hạc Tây quy’ – Jia he xi gui (驾鹤西归), trở về tây phương trên một con hạc.

Những đồ án trang trí trên gốm sứ thông thường bao gồm chim hạc trong mây, chim hạc cùng với những biểu tượng khác về Thọ chẳng hạn như Thọ lão (ông thọ), cây thong, nai và nấm linh chi.

Cũng có ý nghĩa đậm nét hơn khi thiết kế bao gồm một chim hạc và nai. Đồ án được gọi tên là Lục hợp đồng xuân – liu he tong chun (六合同春). Trong tiếng Hoa nai và hạc phát âm nghe tương tợ như lục hợp (六合), diễn ý khắp mọi phương hướng của vủ trụ. Thiết kế như vậy mang ý nghĩa mùa xuân đến khắp nơi nơi và mọi tạo vật trên trái đất đều sinh sôi nảy nở. Điều này đặc biệt hiển nhiên hơn nếu thiết kế cũng bao gồm cả hình vẽ thảo mộc, hoa lá của mùa xuân.

Một đồ án lý thú khác bao gồm 6 chim hạc bay giữa những đám mây. 6 chim hạc đồng âm với lục hợp (六合), mà có nghĩa là sự bao gồm của 6 phương ( thiên (乾), địa (坤), bắc, nam, đông và tây ) ý nói khắp các phương của vủ trụ. Thiết kế này có tên ‘càn khôn lục hợp’ (乾坤六合). Như vậy , thiết kế này tượng trưng cho toàn bộ vủ trụ.



KhanhHoaThuyNga dịch thuật