NGƯỜI MỸ VIẾT VỀ GỐM SỨ VIỆT NAM.
Dưới đây là bảng tin đăng tải trên Website của Washington Oriental Ceramic Group ngày 15/1/2009 để chuẩn bị cho cuộc hội thảo dự kiến tổ chức vào ngày 7/3/2009 tại tư dinh ngài Dan và phu nhân Magarett Sullivan vê đề tài “gốm sứ trong khu vực Đông nam Á và con đường tơ lụa hải hành”. Nôi dung như sau:

“ Truyền thống văn hóa và mỹ thuật của Viẹt Nam bắt đầu định hình từ cách đây 7000 năm có thể liệt kê như bằng chứng hiện diện của các trống đồng và đồ gốm sứ được phủ men và nung ở nhiệt độ cao có chất lượng tốt sản xuất kể từ Thế kỷ 11. Sau khi thoát khỏi sự đô hộ của Trung Hoa, những người thợ gốm ở miền bắc Việt Nam đã phát triển hàng hóa gốm sứ mang sắc thái dân tộc rõ nét. Đồ gốm cổ trong các triều đại Lý , Trần (1009 – 1400) được phát hiện trong thập niên đầu tiên của thế kỷ 20 khi phá dỡ các lăng mộ tại tỉnh Thanh Hóa, đông nam Hà Nội để xây dựng đường hỏa xa. Những đồ gốm phủ men đơn sắctrong thời kỳ này có khuynh hướng tối thiểu hóa việc thiết kế trang trí ( ít họa tiết, chạm khắc) và hầu như tạo được dáng vẻ tân kỳ khi thưởng lãm. Hàng ngàn hiện vật thời Lý – Trần đang được lưu giữ tại các viện bảo tàng ở Bỉ (Belgium), cũng như tham gia vào nhiều bộ sưu tập trong thời kỳ thuộc địa Pháp trước Chiến tranh thế giới lần thứ hai.

Kể từ thế kỷ 13 – 14, khi đồ gốm Việt Nam bắt đầu cạnh tranh với hàng hóa xuất khẩu Trung Hoa trên thị trường quốc tế thì mới có ảnh hưởng từ việc du nhập thêm kỹ thuật và phong cách Trung Hoa. Sứ thanh lam (blue and white stoneware) Việt Nam cạnh tranh rất cao, đặc biệt trong khu vực bán đảo Đông nam Á. Đồ gốm miền bắc VN trong thời kỳ này, cũng như Trung Hoa, cũng thể hiện ảnh hưởng của Hồi giáo,điển hình như những mâm khay lớn của chúng.

Đồ sứ thanh lam đẹp có chất lượng ở thế kỷ 18 -19 được gọi là Bleu de Hue được sản xuất tại các lò gốm ở miền nam TQ để xuất khẩu cho thị trường cao cấp tại VN. Những trang trí tao nhã của chúng nguyên thủy là của các họa sĩ Việt Nam và được thợ gốm Trung Hoa sao vẽ lại trên gốm.”

Source: http://www.washingtonocg.org/news/

Hình minh họa Bleu de Hue – triều Nguyễn TK 19