Kết quả 1 đến 2 của 2
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Sự tích pho tượng Đức Ông ở Chùa Bộc

    Chùa Bộc trước 1954 thuộc làng Khương Thượng, nay thuộc phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội là di tích lịch sử - văn hoá nổi tiếng và cũng là ngôi chùa duy nhất của Thủ đô Hà Nội thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ - Quang Trung. Trải qua hơn hai thế kỷ và bao cuộc binh lửa, Chùa Bộc vẫn giữ được pho tượng Đức Ông kỳ lạ, độc nhất vô nhị, mà theo dân gian và các nhà nghiên cứu lịch sử văn hoá khẳng định, đó chính là tượng Vua Quang Trung.

    Chùa Bộc xưa có tên là Sùng Phúc Tự được xây trên khu đất đẹp có thế quy hạc giữa cánh đồng làng Khương Thượng, khi đó còn là trại. Phía trước có hồ rộng, phía sau có hai gò đất, dân làng thường gọi là núi Ông, núi Bà. Năm 1676, đời vua Lê Hy Tông, chùa được trùng tu. Đến trận “Rồng lửa” xuân Kỷ Dậu(1789),Quang Trung đại phá quân Thanh, chùa Sùng Phúc bị cháy. Tương truyền, hồ ở phía trước chùa còn gọi là hồ tắm Tượng. Những chú voi chiến đã ra đây tắm sau trận đánh đồn Khương Thượng ác liệt. Sau chùa có gò lớn là nơi chôn nghĩa binh và cả quân Thanh đã tử trận trong trận đánh. Sau khi lên ngôi, vua Quang Trung đã sắc cho địa phương xây dựng lại chùa. Sư trụ trì Lê Đình Lượng đứng ra tổ chức xây chùa trên nền cũ, đổi tên là Thiên Phúc Tự (trên tấm bia chùa còn lưu giữ được ghi niên hiệu Quang Trung năm thứ 4, 1792); còn dân gian gọi bằng cái tên giản dị: Chùa Bộc. Trải bao cơn binh lửa, Chùa Bộc vẫn còn giữ được nhiều bảo vật quí giá có từ thời vua Quang Trung.








    Mặt trước và sau cổng tam quan Chùa Bộc.

    Đến thăm Chùa Bộc, ai cũng thấy pho tượng Đức Ông được tạc và bài trí khác hẳn so với các chùa: tượng có hình dáng to cao như người thật, ngồi trên bệ sơn son, một chân ở trong hài, một chân ở ngoài; trên đầu đội mũ xung thiên, mình khoác áo Hoàng bào, thêu rồng hóa mây; đai lưng nạm ngọc. Hai bên Đức Ông, hai vị tả hữu nghiêng người như đang lắng nghe hoặc bàn việc quân cơ trong tư thế rất sống động. Phía trên ba pho tượng, bức hoành phi khắc dòng chữ “Uy phong lẫm liệt”; hai bên là đôi câu đối:

    Động lý vô trần, đại địa sơn hà lưu đống vũ

    Quang Trung hoá Phật, tiểu thiên thế giới chuyển phong vân”

    Dịch nghĩa:

    Trong động sạch bụi dơ, non sông rộng lớn lưu truyền lương đống

    Giữa ánh sáng thành Phật, tiểu thiên thế giới chuyển động gió mây.

    Theo dân làng truyền lại, pho tượng Đức Ông rất thiêng, vì ngài cầm quân từ Thanh - Nghệ ra, đánh đâu, thắng đó”.

    Dân làng còn ca ngợi ông Nguyễn Kiên, con một thầy đồ trong làng. Ông theo nghĩa quân Tây Sơn làm quản tượng, dẫn nghĩa binh làng Khương Thượng đánh quân Thanh rồi đi tu ở Chùa Bộc. Khi vua Gia Long trả thù Quang Trung, ông chính là người cho tạc tượng vua Quang Trung; còn đôi câu đối, dân tương truyền là di bút của Thánh Quát ca ngợi công đức của nhà vua, chỉ một trận đánh, quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi, công đức thật lớn lao.

    Dòng chữ sau bệ gỗ của pho tượng Đức Ông “Bính Ngọ tạo Quang Trung tượng” được khắc ngay sau khi dựng tượng. Như vậy là năm tạc tượng được xác định là 1846. Để tránh sự trả thù của triều Nguyễn, nhân dân đã thờ vua Quang Trung dưới dạng thờ Đức Ông - Một vị Thánh phổ biến ở mọi ngôi chùa.




    Chính điện Chùa Bộc thờ Đức Ông - vua Quang Trung.

    Nhớ ơn công đức vị anh hùng dân tộc, đồng chí Trường Chinh đã đến thăm chùa ba lần trong những năm 70-80 của thế kỷ trước.

    Mồng 5 tháng Giêng hàng năm, lễ hội Đống Đa đều được tổ chức trọng thể. Theo PGS Lê Trung Vũ, nghi lễ đã được dân Khương Thượng chuẩn bị từ chiều mồng 4 ở đình với kiệu, lọng, cờ, bát bửu. Sau đó, cụ chủ tế và các cụ cao niên sang Chùa Bộc thắp hương trước bàn thờ tượng Vua Quang Trung. Sáng sớm mồng 5, lễ tế thần được tiến hành ở đình Khương Thượng. Giờ Ngọ, đám rước khởi hành từ đình Khương Thượng đến gò Đống Đa. Thanh niên làng Khương Thượng và Đồng Quang múa Rồng lửa theo nhịp sênh tiền vô cùng tưng bừng, tái hiện hình ảnh cuộc chiến đấu xuân Kỷ Dậu. Trong khi đó, ở Chùa Bộc và Chùa Đồng Quang nghi ngút khói hương. Nhân dân thành kính dâng hương hoa lên Đức Ông- nhớ ơn công đức người anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung - Nguyễn Huệ.




    Quang cảnh Chùa Bộc.

    Trong tiết Xuân ấm áp, nồng đượm hương vị Tết cổ truyền, nhân dân Hà Nội đổ về Gò Đống Đa dự lễ hội tưởng nhớ vua Quang Trung - người anh hùng áo vải cờ đào đất Tây Sơn đã “giúp dân dựng nước”.

    Ths. Phạm Kim Thanh

  2. #2
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    5
    https://www.facebook.com/thegioidoco/posts/1023438464389370

Các Chủ đề tương tự

  1. Lửa đầu chùa 86
    Bởi tintuclqh trong diễn đàn Làng Xe Xưa và Nay
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 09-20-2016, 01:51 AM
  2. Cửa hàng bán đồ lưu niện quà tặng chùa một cột
    Bởi hongquang014 trong diễn đàn Làng Chợ Trời
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 07-13-2016, 06:13 PM
  3. Cơ Sở Đúc Chuông Đồng Uy Tín Cho Chùa
    Bởi SuperQA trong diễn đàn Làng Chợ Trời
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 05-28-2016, 03:27 PM
  4. Chùa Mục Đồng và tượng Phật Mục Đồng ở Nam bộ
    Bởi freedomf trong diễn đàn Làng Kiến Thức
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 03-01-2016, 03:14 PM
  5. hành hương chùa 10 miền tây
    Bởi valazivn trong diễn đàn Làng Du Lịch, Ẩm Thực
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 03-28-2015, 05:40 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •