Festival nghề truyền thống lần 4 (2009) với chủ đề “Nghề truyền thống – bản sắc và phát triển”, lễ hội năm nay vinh danh 3 nghề: Gốm sứ, sơn mài và pháp lam, gắn liền với sự kiện 110 năm cầu Trường Tiền và chợ do thành phố Huế tổ chức quả đã có mổ sự bứt phá khá mãnh liệt.Trước hết phải ghi nhận một điều là khác với những Festival trước, không gian thường tổ chức trong khuôn viên khép kín của trường Hai Bà Trưng. Năm nay, lần đầu tiên sau 4 lần tổ chức không gian được mở rộng trên hầu khắp các trọng điểm của thành phố Huế mà điểm nhấn là đôi bờ sông Hương thơ mộng trên phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, Ban Tổ chức đã dựng lên 11 ngôi nhà rường Huế để trưng bày sản phẩm, giới thiệu kỹ thuật và các công đoạn, quy trình sản xuất của hơn 150 nghệ nhân đến từ 15 làng nghề truyền thống nổi tiếng cả nước. Phía Bắc sông Hương, trên công viên Thương Bạc có sự xuất hiện “hội chợ triển lãm nghề truyền thống Việt Nam” quy tụ nhiều ngành nghề truyền thống khắp cả nước.

Bộ tượng Bồ Tát Di Lặc

Bộ tượng Quán Âm – Di Đà

Quán Âm Chăm

Bồ tát Giám Trai
Như đánh giá chung của các nhà nghiên cứu và sưu tầm cổ vật “gốm sứ và pháp lam” cũng như các nghệ nhân các làng nghề thì Festival nghề truyền thống Huế 2009 là cuộc hội ngộ của gốm Việt lớn nhất từ trước tới nay. Lần đầu tiên, hơn 30 nhà sưu tập cổ vật ở Hà Nội, Nam Định, Huế, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, TP.Hồ Chí Minh đại diện cho 3 dòng gốm sứ Việt hội tụ tại Huế với cuộc trưng bày “Dặm dài đất nước qua các cổ vật”.
Có hơn 600 hiện vật từ các dòng gốm: Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ, Tây Nguyên, với sự tham gia của nhà sưu tập danh tiếng như Trần Đình Sơn (TP. HCM), Hồ Tấn Phan (Huế) cùng Đoàn Anh Tuấn và các nhà sưu tầm cổ vật của Trung tâm UNESCO nghiên cứu bảo tồn cổ vật VN với những cổ vật từ văn hoá Đông Sơn đến thế kỷ (TK) 18. Mỗi một cổ vật đều chứa đựng hàng chục câu chuyện kể của lịch sử đất nước và các nhà sưu tầm khác đến từ Hội An (Quảng Nam)…

Quán Âm tịnh thủy

Quán Âm tỉnh tọa

Phù điêu Bồ tát Quán Thế Âm

Những chiếc đèn thờ xưa
Và đúng như chủ đề tôn vinh 3 nghề chính là gốm sứ, sơn mài và pháp lam. Sự “hội tụ” của gốm sứ là nổi trội hơn cả. Thưởng ngoạn các phòng triển lãm gốm sứ và pháp lam từ “Dòng sông kể chuyện” đến “dặm dài đất nước” mọi người đều nhận xét một điều rất thực dụng “quá no”. Nhưng với nững ai quan tâm đến từng mãng đề tài thì vừa đủ. Và theo chúng tôi riêng mãn đề tài mỹ thuật Phật giáo không thôi cũng phải “cảm ơn Ban Tổ chức” lắm rồi.
Những đề tài mỹ thuật Phật giáo như tượng Phật, Bồ tát, những pháp bảo và linh thú Phật giáo cho đến những hoa văn hoa sen, lá đề trên đồ gốm sứ của 3 miền hội tụ về thật là phong phú và đa dạng. Nhiều pho tượng Phật rất lạ có niên đại vào thời Lý-Trần rất đặc biệt. Được sự quan tâm của nhiều nhà sưu tầm và nghiên cứu hên hết là bộ tượng Phật Di Lặc với hai kiểu dáng và hai tính cách khác nhau, một theo truyền thống Trung Hoa và một theo truyền thống Nam truyền.
Và khi đang trong mùa an cư, chư tôn đức khách mời đặc biệt dự khai mạc lại được dịp chiêm ngưỡng pho tượng bồ tát Giám Trai của các nhà sưu tập đến từ (TP.HCM) trưng bày ngay ngắn chính giữa phòng triển lãm. Mặc dầu pho tượng mất đi một chi tiết là chiếc búa trên tay của Ngài chưa sưu tầm lại được nhưng qua nét mặt, thế ngồi và màu men và chất men đã khiến nhiều người xúc động.
Các pho tượng Bồ tát Quán Thế Âm với sự đa dạng trong kiểu dáng cho đến màu sắc và chất liệu gốm men lam mang đặc trưng của tưng vùng miền trong các giai niên đại lịch sử tôn giáo và chính trị khác nhau cũng được rất nhiều người chú ý, chiêm ngưỡng.
Ngoài các tượng Phật và Bồ tát ra các phòng triển lãm cổ vật gốm sứ con trưng bày nhiều pháp bảo khác như lư hương, lư trầm, bình hoa bằng gốm sứ và cả pháp lam nữa. Trong các thể lọai này, có nhiều cổ vật được cho là lần đầu tiên ra mắt công chúng. Đặc biệt là bộ đồ thờ và gia dụng bằng pháp lam thời Minh Mạng Thiệu Trị, Tự Đức của nhà sưu tầm Trần Đình Sơn đến từ (TP.HCM) đã được nhiều người dân và giới nghiên cứu đặc biệt chú ý bởi không những nó là cổ vật quý hiếm mà còn bởi tính “độc bản” của nó.

Một chiếc lư hương

Một quả bồng hoa sen

Bộ đồ thờ bằng pháp lam của NST. Trần Đình Sơn

Một hoa văn lá đề
Nhiều cổ vật mang đề tài mỹ thuật Phật giáo khác như các hoa văn họa tiết hoa sen lá đề bằng gốm sứ và đất nung theo 3 phong cách 3 miền Bắc-Trung-Nam qua các thời kỳ lịch sử khác nhau cũng rất phong phú và đa dạng. Những con rồng, con nghê và con chim thiêng (Đại bàn kim sí điểu) mà nhiều người cho rằng đây là lần đầu tiên họ mới thấy được.
Đúng là một dịp người Huế và du khách đến từ các vùng miên khác nhau trên khắp đất nước và cả du khách nước ngoài nữa đã có dịp “no nê”, “mãn nhãn” và được lắng nghe “Dòng sông kể chuyện” và thăm lại truyền thống gốm sứ Việt theo “Dặm dài đất nước” mấy trăm năm các triều đại Lý-Trần-Lê-Nguyễn với hàng trăm hiện vật cổ quý hiếm của dân tộc lần đầu tiên được trình làng…Bài, ảnh Trí Năng – Nguồn từ nigioingaynay.com