Đồ sứ Hồng Kông thật có sức hấp dẫn khó lường đối với những người mới như tôi. Tôi có một câu hỏi về chiếc bình có nắp đậy mà tôi đang sở hữu. Chiếc bình này được mô tả là một loại đồ sứ men ngũ thái. Ngài có thể vui lòng cho biết một vài ý kiến về điều này và dự đoán về niên đại cho chiếc bình của tôi có được không?

Có phải đồ sứ men ngũ thái được sản xuất sau thời Khang Hy một thời gian dài? Hay nói cách khác, việc nó được giới thiệu trong khoảng thời gian này không có nghĩa là nó không được sản xuất với số lượng lớn sau thời gian này có phải không?

Mỗi khi tôi nhìn thấy một vật gì đó mà tôi nghĩ là đồ sứ men ngũ thái hoặc đồ sứ men phấn thái, tôi thấy rằng chúng được mô tả rất khác nhau.

Ngài có thể giúp tôi đưa ra một định nghĩa để phân biệt cái nào là đồ sứ men ngũ thái và cái nào là đồ sứ men phấn thái có được không? Vấn đề là không phải có lớp sơn màu xanh trên hoặc dưới phần men có nghĩa là nó là đồ sứ men ngũ thái – vậy tiêu chuẩn phân biệt là gì?

Lời giải thích ngắn gọn

Theo tôi, chiếc bình có nắp đậy của ông được sản xuất vào đầu thế ký thứ 20. Tôi nghĩ như vậy là bởi vì hình dạng của chiếc bình có đôi chút khác với những chiếc bình tiêu chuẩn được sản xuất vào đầu thế kỷ thứ 18 mà tôi đã được chiêm ngưỡng.

Vành của nắp bình có đôi chút rộng và cổ bình có đôi chút cao. Phần trang trí rất đẹp, nhưng không có sự hòa trộn và liên kết với nhau như phong cách của những chiếc bình được sản xuất vào thế kỷ thứ 18.

Có thể đây là một bản sao của một chiếc bình đầu thế kỷ thứ 18 được sản xuất vào giữa thế kỷ thứ 18, nhưng khả năng này là không cao.

Tôi đề cập đến vấn đề này chỉ nhằm mục đích cho ông biết rằng có thể có rất nhiều khả năng khác nhau mà tôi không lường hết được.

Còn về vấn đề “Đồ sứ men ngũ thái” và “Đồ sứ men phấn thái” tôi sẽ mô tả một cách thật ngắn gọn. Vấn đề này cũng đã từng được giải thích – cùng với hình ảnh – ở một chủ đề đặc biệt về các mẫu gốm sứ xuất khẩu trên trang này. Ông chỉ cần tìm kiếm chủ đề này hoặc sử dụng công cụ tìm kiếm để tìm ra nó.

Về chiếc bình của ông, nó được sơn phủ theo phong cách chung cùa “Đồ sứ men ngũ thái“.

Cả hai dòng “đồ sứ” đều là tên của các nhà sưu tập hoặc tên thương mại, và do vậy không có định nghĩa khoa học cụ thể về hai dòng đồ sứ này. Nói chung là chúng liên quan đến:

1. Ngày sản xuất. Đồ sứ men thúy luc là từ thời Khang Hy, Đồ sứ men phấn thái là từ thời Ung Chính hoặc Càn Long.

2. Phong cách – Đồ sứ men ngũ thái đậm chất Trung Hoa trong phong cách và làm chúng ta liên tưởng đến các bức tranh và bản vẽ từ thời Khang Hy. Đồ sứ men phấn thái mang đậm dấu ấn “toàn hồng” chịu ảnh hưởng từ nước ngoài theo phong cách Rococo ấn tượng ở Châu Âu.

3. Lớp tráng men. Lớp tráng men sử dụng trên hai dòng đồ sứ là hoàn toàn khác nhau về cả số lượng và kỹ thuật, vì Đồ sứ men ngũ thái có lớp men rất rõ ràng (trong mờ) trong khi Đồ sứ men phấn thái lớp men được pha trộn với sắc trắng (mờ đục).

Không có gì có thể ngăn cản một người kinh doanh gọi một mẫu vật có niên đại từ thế kỷ 20 là Đồ sứ men ngũ thái nếu như mẫu vật mang phong cách và được tráng lớp men sử dụng cho dòng đồ sứ này. Nhưng, cần phải bổ sung thêm ngày sản xuất.

Trân trọng,
Jan-Erik Nilsson


Ghi chú: Bài viết trên được viết với mục đích tham khảo, là chia sẻ cá nhân của tác giá với mọi người. tác giả không chịu trách nhiêm nếu sử dụng nội dung sai mục đích.