Gốm sứ Long Tuyền cuối thời Nam Tống/đầu thời Nguyên (quý 2 đến cuối thế kỷ 13)

Cho đến giai đoạn cuối giữa thời Nam Tống, các thợ gốm Long Tuyền giới thiệu một sản phẩm tráng men mới. Men đá vôi truyền thống được thay thế bằng men vôi-kiềm. Men vôi-kiềm có độ nhớt cao và độ bóng nhẹ nhàng hơn. Để mô phỏng các hiệu ứng nhìn giống như ngọc bích, độ dày của men đã được tăng lên bởi kĩ thuật tráng phủ đa lớp. Rất nhiều mảnh men ngọc được sản xuất trong suốt giai đoạn cuối thời Tống đến đầu thời Nguyên có nhiều lớp tráng men. Đá gốm được sử dụng trong các loại bình được trộn với đất sét "zijin" (màu tím đỏ). Hỗn hợp mới này giúp sản xuất ra một sản phẩm bằng sứ nhẹ và mỏng với chất lượng cao. Hiện nay, nhiều quan điểm cho rằng các thợ gốm Long Tuyền học và áp dụng kỹ thuật này từ đồ gốm Guan thời Nam Tống.

Cho đến nay, các mẫu vật có niên đại cổ nhất là hai bình với họa tiết là các đường cung được khai quật từ mộ của Cheng Daya (程大雅) ở Zhejiang Songyang (浙江松阳). Mộ này có niên đại từ năm Thanh Viễn (庆元元年) thứ nhất, nghĩa là năm 1197 trước CN. Các bình này cho thấy dấu hiệu hai lớp tráng men đã được sử dụng. Các bình này tương tự như các mẫu vật dưới đây.



Hai loại men ngọc chất lượng cao được sản xuất. Một loại là một lớp men dày được phủ lên đồ nung lần một có màu trắng (với số lượng đất sét zijin ít hơn), và loại thứ hai là một lớp men dày theo kiểu Guan với đồ nung lần mootf có màu đen mỏng hơn (với số lượng đất sét zijin được sử dụng nhiều hơn). Giai đoạn từ cuối thời Nam Tống đến đầu thời Nguyên là kỷ nguyên vàng cho việc sản xuất men ngọc. Các loại bình được làm ra rất tinh xảo, tráng men mỏng với kỹ thuật cao. Lớp men ánh màu ngọc bích dày có chất lượng tuyệt vời từ màu xanh lá cây bột mềm (fenqing (粉青)) và màu xanh lá cây mận (meizhiqing (梅子青)) thể hiện cho hai loại men thành công nhất được săn lùng bởi nhiều nhà sưu tập. Cả hai loại đều được nung dưới nhiệt độ thấp hơn. Màu xanh lá cây mận được nung với nhiệt độ cao hơn và có màu xanh ngọc bích rõ ràng và trong suốt. Màu xanh lá cây bột mềm được nung với nhiệt độ thấp hơn cho ra lớp men kém trong suốt nhưng ánh ngọc bích nhẹ nhàng hơn. Trong giai đoạn thời Nam Tống và đầu thời Nguyên, men fenqing chiếm ưu thế trong khi men meizhiqing thường được tìm thấy trong thời Nguyên. Ngoài ra còn có một số sản phẩm với men màu vàng nhạt hoặc màu cam, là kết quả của quá trình ôxi hóa vô tình xảy ra trong quá trình nung.



Các mẫu vật sử dụng men meizhiqing



Các mẫu vật sử dụng men fengqing



Gốm sứ Long Tuyền của thời kỳ này đặc biệt nhấn mạnh trên lớp men để mang lại tính thẩm mỹ cao cho sản phẩm. Tuy nhiên, các hình trang trí được sử dụng rất thưa thớt. Hình thức được nhấn mạnh với các đường viền rõ ràng và các đường dọc hoặc ngang trên than sản phẩm để tạo hiệu ứng gân. Hiệu ứng gân kế thừa từ các đường rung nhẹ trên các loại bình. Trong thời gian nung, lớp men dày chảy dọc xuống các đường gân nhô ra. Do vậy, men trở nên mỏng và có màu nhạt hơn. Một mẫu vật điển hình là chiếc bình ở trên với các đường hình cung và lư hương dưới đây.





So với thời kỳ trước, có nhiều loại bình hơn. Các mẫu mới của bình, bát, đĩa, bình đựng nước và lư hương đã được giới thiệu. Chúng thường có kích cỡ khá nhỏ. Kiểu trang trí phổ biển nhất là các đường hình cung hướng lên trên, cánh hoa sen và các họa tiết bài trí sản phẩm như cá, hoa mẫu đơn, rồng, phượng và hoa, vv. Ở thời này người ta ít dùng kĩ thuật khắc/chạm vì lớp men dày và đục hơn sẽ che hết các hoa văn kiểu này.



Bình hình Cong cổ xưa



Bình đựng nước có niên đại cuối thời Nam Tống/đầu thời Nguyên



Bình được khai quật từ hầm mộ có niên đại từ năm 1205 trước CN



Năm thứ nhất Nam Song Xian Chuan (Năm 1265 trước CN)





Hai loại lư hương khác đầu tiên được sản xuất ít nhất là vào đầu thời Nguyên



Bình thời Nam Tống, loại tương tự được tiếp tục sản xuất trong thời Nguyên


Vào khoảng giữa thế kỷ 13, những loại bát với cánh hoa sen lớn hơn và chân đế dày tiếp tục được giới thiệu. Tuy nhiên, một phiên bản tinh tế hơn với lớp tráng men mỏng hơn và cánh hoa sen thanh mảnh hơn đã được giới thiệu và ngay lập tức thay thế các loại trước đó. Chân đế mỏng hơn và được tỉa tót cẩn thận hơn. Các họa tiết hình hoa sen được chạm khắc trên bình trở nên đặc biệt phổ biến trong thời kỳ này. Các loại đĩa có kích cỡ khác nhau với một đường cắt ngang và hoa văn chạm khắc hình cánh sen ở thành ngoài đã xuất hiện và trở nên phổ biến trên thị trường quốc tế. Các sản phẩm này hoặc là được để trống không trang trí hoặc là có các họa tiết đơn giản như đôi cá, rồng, rùa hoặc hoa ở mặt trong. Sự phổ biến của những sản phẩm này tồn tại và chúng được sản xuất với số lượng lớn để xuất khẩu trong thời Nguyên. Rất khó để phân biệt những sản phẩm này trong thời Nam Tống đến đầu thời Nguyên. Nhìn chung, chất lượng sản phẩm giảm xuống rõ rệt sau giai đoạn đầu thời Nguyên. Các sản phẩm hoàn thiện có xu hướng thô hơn với chân đế dày hơn do người thợ không cẩn thận khi thực hiện.



Một loại bát tương tự có niên đại năm Deyou (德祐元年) thứ nhất (năm 1275 trước CN) được khai quật tại một hầm mộ ở Lisui

Bát được chạm trổ hình cánh sen với chân đế ngoài không tráng men xuất hiện vào khoảng giữa thời Nam Tống và trở nên phổ biến trong suốt phần còn lại thời Tống và đầu thời Nguyên. Phiên bản tinh tế hơn với các cánh sen thon dài hơn và chân đế mỏng được tỉa tót cẩn thận và lớp tráng men được bao phủ bên ngoài sản phẩm xuất hiện cuối thời Tống và tiếp tục được sản xuất trong giai đoạn đầu thời Nguyên nhưng với thành bát dày hơn và không được tỉa tót cầu kì.




Các dạng khác nhau của đĩa, xuất phát từ các kích cỡ khác nhau từ 12 đến 22cm





Các mảnh vỡ trong lò với tấm phủ dính kèm cho thấy rằng tấm phủ cũng được nung cùng.
Các loại bát với tấm phủ như này được giới thiệu vào cuối thời Nam Tống và tiếp tục được sản xuất trong thời Nguyên.



Một bình đựng nước cỡ nhỏ tương tự với họa tiết cánh sen mảnh mai hơn như được nói ở trên đã được tìm thấy tại một ngôi mộ tại Giang Tây có niên đại năm Jingding (景定四年) thứ tư, nghĩa là năm 1263 trước CN. Mẫu vật này có các dòng đan xen nhau tại phần thân trung tâm. Phần then được hình thành bởi hai phần nối với nhau tại phần trung tâm. Cúng với bình đựng nước hình quả dưa, chúng rất phổ biến trên thị trường Đông Nam Á trong thời Nguyên.



Bình đựng nước hình quả dưa thời Nam Tống. Phổ biến vào thời Nguyên và thường được tìm thấy tại Đông Nam Á.



Đĩa thời Nam Tống với họa tiết rồng. Chúng đặc biệt phổ biến trong thời Nguyên

Đối với thị trường nội địa Trung Quốc, có một loại bình đựng lúa rất thú vị mà luôn đi theo cặp, một cái có họa tiết hình rồng và một cái có họa tiết hình hổ xoay tròn quanh cổ bình. Chúng đã thay thể loại bình với vòi dạng ống được sản xuất trong thời Bắc Tống và đầu thời Nam Tống.





Bình đựng lúa với họa tiết hình rồng và hổ

Đồ gốm Long Tuyền kiểu Guan sử dụng bột phủ đen

Men ngọc với một lớp tráng men dày và đồ nung lần thứ nhất màu đen với thành mỏng được tìm thấy với số lượng nhỏ trong số các mảnh vỡ ở các khu vực lò nung tại Dayao, Long Tuyền (大窑). Căn cứ theo các khai quật khảo cổ, lò nung tại Long Tuyền Xikou Wa Yaoyang (溪口瓦窑垟) sản xuất số lượng lớn các sản phẩm gốm sử sử dụng bột phủ màu đen. Đặc trưng của những sản phẩm này là lớp chân đế mỏng và lớp tráng men dày thường phát ra tiếng kêt, trong suốt hơn và sáng hơn so với các mẫu vật được tìm thấy thuộc gốm sứ Guan thời Nam Tống điển hình. Nhưng cũng có một số lượng nhỏ với men fenqing có màu sắc dịu hơn, khó phân biệt với gốm sứ Guan chính thống. Trong những năm gần đây, một vài mẫu vật trong bộ sưu tập của Nhật Bản đã từng được coi là gốm sứ Guan thời Nam Tống nay được phân loại lại là gốm sứ Long Tuyền với bột phủ đen.









Các sản phẩm mô phỏng kiểu gốm sứ Guan của Long Tuyền. Nhìn chúng các sản phẩm này đều được phủ bột đen do có số lượng lớn đất sét zijin và được tráng men.

Quan điểm nói chung là công thức bột phủ và men tráng được áp dụng cho gốm sứ kiểu Guan thời Nam Tống. Chúng được sản xuất trong suốt giai đoạn cuối thời Nam Tống trong khoảng đầu thế kỷ 13 hoặc sớm hơn một chút. Một vài các mẫu vật được sản xuất như đồ cống nạp cho các cung điện. Một số lượng khá lớn các bình theo kiểu bình cổ xưa tương tự với đồ gốm Guan. Chúng bao gồm các các loại lư hương, lọ, bát, đĩa, ống nhổ, vv vô cùng đa dạng. Nói chung, đây đều là đồ giả gốm Quan của Long Tuyền (龙泉仿官).

Trong những năm gần đây, một số học giả men ngọc của Trung Quốc đã cho rằng gốm sứ Xikou chính là gốm sứ Ge (哥窑). Văn bản thường được trích dẫn nhất ủng hộ quan điểm của họ là đoạn văn từ thời nhà Minh trong Chun Feng Tang Sui bi (陆探的春风堂随笔) của Lu Tan. Về bản chất văn bản này nói rằng trong thời Tống, có hai anh em họ Zhang (章) sản xuất đồ gốm men ngọc tại Chuzhou (处州), nghĩa là tên cổ xưa của Long Tuyền. Người em (第) sản xuất đồ gốm phủ bột trắng và người anh (哥) sản xuất đồ gốm tráng men phủ bột đen. Trong tiếng Trung, Ge có nghĩa là anh, do vậy đồ gốm anh ta sản xuất được được đặt tên là gốm Ge. Một số thậm chí đã cho rằng gốm Ge được sản xuất sớm hơn gốm Guan thời Nam Tống và các thợ gốm Guan thời Nam Tống đã học và áp dụng công nghệ của gốm Ge. Do đó, họ kết luận rằng gốm Ge là loại gốm Guan thời Nam Tống có niên đại lâu đời nhất. Có rất ít người ủng hộ quan điểm như vậy và các phát hiện khảo cổ học tại các khu vực lò nung ở Long Tuyền cho đến nay cũng không ủng hộ quan điểm này.



Lư hương và Bình dạng tương tự với những mẫu vật được tìm thấy thuộc gốm Guan thời Nam Tống





Mẫu vật Long Tuyền mô phỏng gốm Guan
Nguồn: koh-antique.com