Nhữ diêu
Gốm Nhữ Diêu hay còn gọi là gốm “Ru”, là một trong năm loại gốm nổi tiếng nhất nhà Tống, ngày nay thuộc một vùng thôn Thanh Lương Tự, huyện Bảo Phong, tỉnh Hà Nam, thời Tống thuộc vùng Nhữ Châu, tên gọi sứ Nhữ cũng bắt nguồn từ đó. Đồ sứ Nhữ diêu ngoài nung sứ xanh, còn được nung bằng sứ đen, sứ tương và sứ men Quân, trong đó sứ xanh là tinh xảo đẹp mắt nhất. Phần bụng của đồ sứ Nhữ xanh có màu đậm nhạt khác nhau, giống với đồ sứ Quan cùng thời, màu men chuẩn là màu xanh ngọc, ngoài ra còn có màu thiên thanh và màu xanh liễu. Các lớp men trong suốt hoặc không trong suốt. Sứ xanh thông thường đều có màu bóng của gỗ. Vết rạn là một trong những đặc trưng quan trọng của sứ Nhữ, có rất ít mảng không có hoa văn. Các mảng hoa văn đậm nhạt dài ngắn được sắp xếp có trình tự, khít nhau mà không bị rối. Kích cỡ các đồ sứ này thường rất nhỏ, hình dáng đa phần là khay, đĩa, trong đó chậu đáy tròn 4 chân là loại có hình dáng đặc biệt của đồ sứ Nhữ. Thời gian nung của đồ sứ Nhữ rất ngắn, đồ sứ Nhữ còn lưu lại được đến ngày nay chưa đầy 100 món đồ, cực kỳ quý hiếm. Kể từ thời Tuyên Đức nhà Minh đã bắt đầu xuất hiện đồ giả, thời Ung Chính đầu nhà Thanh đồ giả khá giống thật. Gần đây ở tỉnh Hà Nam cũng có hiện tượng làm giả đồ sứ Nhữ





Đĩa gốm Ru cổ thời Tống giá 27 triệu USD


Quân diêu
Nguồn gốc đồ sứ Quân diêu ngày nay thuộc huyện Vũ tỉnh Hà Nam, vậy nên có quan hệ mật thiết với đồ sứ Nhữ diêu, dân gian có câu” Nhữ Quân bất phân”. Đồ sứ Quân diêu lúc đầu được nung ở Bắc Tống, hưng thịnh nhất vào cuối thời Bắc Tống, đến thời nhà Kim, Nguyên tiếp tục được chế tác, ảnh hưởng lan rộng đến hai tỉnh Hà Bắc, Sơn Tây, trở thành một hệ thống đồ sứ Quân diêu có quy mô to lớn.

Đồ sứ Quân diêu có hai đặc trưng, men sứ màu sữa và nhiều biến thể . Màu men chủ đạo của đồ sứ Quân diêu là các loại màu xanh với độ đậm nhạt khác nhau. Có thể chia thành 3 loại: Màu xanh lam, màu thiên thanh và xanh trắng. Do trong men sứ có lẫn men đồng đỏ, sau khi nung sẽ tạo nên các biến thể màu đỏ khó hình dung trước được, có rất nhiều loại: đỏ hoa hồng, đỏ đậm, đỏ hoa hải đường, màu cà tím, đỏ son, đỏ tiết gà,…Trong một đồ vật có màu đỏ lẫn tím , xanh lẫn trắng kết hợp, do sự kết hợp pha trộn của các màu men sứ sinh ra vô số các loại màu sắc khác nhau, hình dáng đa dạng phong phú cũng là đặc trưng nữa của đồ sứ Quân so với các loại đồ sứ xanh khác. Màu tím trong men sứ Quân diêu đặc biệt thu hút người khác. Nhiều loại sắc tím khác nhau là kết quả sự kết hợp giữa men sứ màu đỏ và màu xanh lam. Trên bề mặt men sứ Quân diêu có một đặc trưng rất quan trọng là những “hoa văn giun bò”, tức là trong men sứ có các đường uốn khúc kéo dài, độ dài ngắn khác nhau.vệt men tự nhiên kéo dài từ trên xuống dưới. Về sau khi người ta làm giả đồ sứ Quân diêu nhà Tống không thể nung để đạt được hiệu quả như vậy. Vì thế, có”hoa văn giun bò” hay không trở thành căn cứ quan trọng khi giám định đồ sứ Quân diêu nhà Tống. Đặc trưng khác của đồ sứ Quân diêu nhà Tống là bên ngoài đáy của các đồ sứ này thường tráng một lớp men sần.

   Đồ sứ Quân diêu được nung để trưng bày trong các cung đình, phần đáy thường khắc các mã 1,2,3… mã càng nhỏ, đồ càng lớn. Do đồ sứ Quân diêu truyền thế rất ít nên vô cùng quý hiếm.








Quan diêu
Đồ sứ Quan diêu để chỉ đồ sứ ở Biện Kinh(Khai Phong) thời Bắc Tống và các trấn ở Hàng Châu cùng khu ngoại thành thời Nam Tống, do chủ yếu để nung các đồ sứ trong cung đình nên số lượng rất ít, truyền thế cũng hiếm.

   Đồ sứ Quan diêu nhà Bắc Tống có màu men chủ đạo là màu xanh ngọc, xanh trắng, mặc dù bị coi là “kém hơn Nhữ” nhưng vẫn rất đẹp và quý. Trên bề mặt lớp men sứ hoa văn có màu nâu đỏ hoặc không có màu, hoặc thưa hoặc dày phải quan sát kỹ mới phân biệt được. Dưới đáy có thể thấy được vết tích khi nung. Các đồ sứ hầu hết đều là những đồ trưng bày hoặc đồ thư phòng, có rất nhiều loại mô phỏng hình dạng của đồ đồng và đồ ngọc nhà Thương, Chu, Tần, Hán.

   Đồ sứ Quân diêu nhà Nam Tống có màu men chủ đạo là màu xanh ngọc, có mảng hoa văn. Phần đáy , viền miệng, chỗ men mỏng ở các góc, phần bụng được nung thành màu tím cát, được gọi là “chân sắt miệng tím”, xứng đáng là đặc trưng điển hình của đồ sứ Quan diêu nhà Nam Tống.









Ca diêu
Đồ sứ Ca diêu bắt nguồn từ đâu không rõ. Đặc điểm nổi bật của đồ sứ là vết rạn khắp toàn thân, mảng hoa văn kích thước không đều nhau,mảng lớn có màu đen sắt, mảng nhỏ có màu vàng kim, vì thế nên có cách gọi”dây sắt sợi vàng” . Nguyên lý hình thành các vết rạn do sự chênh lệch độ giãn nở giữa phần bụng, men tạo thành các vết nứt trên bề mặt men, nó vốn là một khiếm khuyết, nhưng đồ sứ Ca diêu lại biến nó thành đặc trưng trang trí thông qua những dụng ý của các nghệ nhân, làm cho trên bề mặt men xuất hiện những mảng hoa văn hình con cá hay băng nứt…rồi lại nhuộm thêm màu vàng hoặc đen đậm nhạt tương ứng, tạo nên vẻ đẹp cho nó. Đồ sứ Ca diêu có hai loại bụng sứ và bụng cát. Thành bụng dày mỏng khác nhau, màu sắc cũng có loại màu ghi sẫm hoặc màu vàng. Do các lớp men rất mỏng làm cho bên ngoài vật càng trơn mịn hơn. Màu men chủ đạo là màu xanh xám, cũng có loại xanh trắng, xanh ngọc, màu be, phần đáy dùng dụng cụ chuyên dụng để nung, sau đó được bôi một lớp chất bảo vệ màu tím đỏ, tím đen. Nhà Minh, Thanh về sau cũng làm giả rất nhiều đồ sứ Ca diêu, hầu hết là các đồ sứ của quan lại Cảnh Đức Trấn. Các đồ sứ giả ở đời vua Thành Hóa giữa thời nhà Minh và thời Ung Chính, Càn Long thời kỳ đầu nhà Thanh đều khá đẹp mắt, nhưng thiếu đi nét thu hút từ sự cổ xưa trầm mặc của nó,









Định diêu

 
Nguồn gốc đồ sứ Định diêu ngày nay là một vùng huyện Điển Dương tỉnh Hà Bắc, chủ yếu làm về sứ trắng. Ngay từ đầu thời nhà Đường đã bắt đầu chế tác, đến thời kỳ Bắc Tống phát triển đến đỉnh cao, sau đến nhà Nguyên thì ngừng chế tác. Phần bụng có màu trắng tinh tế, đẹp một cách nhẹ nhàng thanh tao, đây là nét đặc trưng quan trọng của đồ sứ trắng này. Trang trí trên bề mặt men sứ Định diêu là nét đặc sắc nhất của đồ sứ nhà Tống. Đồ sứ trắng này thời kỳ đầu nhà Tống sử dụng phương pháp chạm trổ hoa. Sau đó xuất hiện trang trí kết hợp chạm trổ hoa và các nét ngang.Đến giữa thời Bắc Tống, đồ sứ Định diêu bắt đầu sử dụng trang trí in hoa. Họa tiết trang trí có nhiều trong lòng bát, đĩa, bố cục trái phải trên dưới đối xứng nhau với độ thưa mỏng đặc trưng, tương tự như cách kéo sợi ở thời nhà Tống. Thời đầu và giữa nhà Bắc Tống đồ sứ Định diêu đều dùng một loại bát để nung, xung quanh miệng đồ sứ đều có tráng men, có một số loại ở phần đáy vẫn còn dính những hạt cát lót để nung hoặc các vết tích nung. Thời kỳ sau đồ sứ Định dùng công nghệ nung phủ dưới viền miệng có”Cỏ”, nhưng đồ sứ khi đã nung xong lại rất đẹp và hoàn chỉnh. Nếu là những đồ sứ dùng trong cung đình, trên viền miệng đều có bọc vàng, bạc hoặc đồng để thể hiện sự sang trọng tôn quý, thế nên được gọi là “ Sứ Định diêu dát vàng”. Ngoài sứ trắng, sứ Định diêu còn có sứ đen, sứ tương, được gọi là sứ Định diêu đen, sứ Định diêu tương, giá đều cao hơn sứ Định diêu trắng, là bảo vật quý hiếm

   Cảnh Đức Trấn nhà Tống làm giả đồ sứ Định, được gọi là “FenDing”, điểm khác biệt ở chỗ đồ sứ giả Cảnh Đức Trấn có đặc trưng là có lớp men sáng bóng, mắt thường không nhìn thấy các vết tích nào cả, trong chân có thể thấy những vết dao chạy dạng xuyên tâm