I. VŨ KHÍ CÁ NHÂN

1. Tiểu liên

a) Tiểu liên MAS-38 (Pháp)



Cỡ đạn : 7,65x20mm
Dài : 635mm
Nặng : 2,87/3,56kg
Băng đạn : 32 viên
Tầm bắn hiệu quả : 50-100m

Tiểu liên MAS kiểu 1938 (MAS-38) do nhà máy vũ khí Saint-Etienne phát triển, năm 1938 được chấp nhận đưa vào biên chế và bắt đầu được sản xuất từ 1939. Năm 1940, quân đội Đức chiếm đóng Pháp đã tiếp tục sản xuất MAS-38 để trang bị cho mình và cho quân Pháp Vichy.

MAS-38 là 1 trong những kiểu tiểu liên chính được quân đội viễn chinh Pháp sử dụng ở Đông Dương trong thời kỳ đầu của chiến tranh. QĐNDVN thu và sử dụng lại súng này với tên gọi "tiểu liên Mát".

b) Tiểu liên MAT-49 (Pháp)



Cỡ đạn : 9x19mm
Dài : 404/660mm
Nặng : 3,6/4,17kg
Băng đạn : 32 viên
Tầm bắn hiệu quả : 100m

Tiểu liên MAT kiểu 1949 (MAT-49) do nhà máy vũ khí Tulle, được chấp nhận đưa vào biên chế năm 1949 và bắt đầu sản xuất hàng loạt từ 1950.

MAT-49 là tiểu liên chính trong các đơn vị Pháp ở Đông Dương trong giai đoạn sau của chiến tranh. Trong chiến đấu QĐNDVN tịch thu MAT-49 với số lượng lớn và sử dụng chúng làm 1 trong những tiểu liên chính của mình dưới tên gọi "tiểu liên Tuyn (Tulle)".

Bình luận ngoài lề : MAT-49 còn là tiểu liên chính của các ...đoàn làm phim VN khi làm về KCCP, kể cả bối cảnh là thời 1945-1948

c) Tiểu liên Sten (Anh)



Cỡ đạn : 9x19mm
Dài : 900mm (MkII)
Nặng : 3,48kg (MkII)
Băng đạn : 32 viên
Tầm bắn hiệu quả : 50-100m

Tiểu liên Sten do R.V.Shepard và H.J.Turpin thiết kế và phát triển ở nhà máy vũ khí Enfield năm 1940, bắt đầu sản xuất hàng loạt từ năm 1941 và được trang bị làm tiểu liên chính của quân đội Anh trong CTTG 2 với nhiều phiên bản.

Trong giai đoạn đầu chiến tranh ở Đông Dương, quân đội Pháp sử dụng khá nhiều tiểu liên Sten do Anh cung cấp. Đối với QĐNDVN, một số ít Sten đầu tiên do OSS cung cấp năm 1945, nhưng chủ yếu là tịch thu từ quân Anh-Pháp. Nhiều xưởng quân giới VN cũng tự sản xuất Sten nhưng chỉ với số lượng hạn chế.

d) Tiểu liên MP-40 (Đức)



Cỡ đạn : 9x19mm
Dài : 630/833mm
Nặng : 4,03/4,7kg
Băng đạn : 32 viên
Tầm bắn hiệu quả : 100m

Tiểu liên kiểu 1940 (MP-40) do công ty Erma Werke sản xuất hàng loạt năm 1940, trang bị làm tiểu liên chính của quân đội Đức trong CTTG 2.

MP-40 chiến lợi phẩm được Pháp dùng để trang bị cho lính dù và biệt kích ở Đông Dương trong giai đoạn đầu chiến tranh. Một số được QĐNDVN tịch thu và sử dụng lại.


e) Tiểu liên Thompson/Kiểu 36 (Mỹ/TQ)



Cỡ đạn : .45ACP (11,43x23mm)
Dài : 852mm (M1928)
Nặng : 4,9kg (M1928)
Băng đạn : 20/30/50/100 viên.
Tầm bắn hiệu quả : 100-150m.

Tiểu liên Thompson do J.T. Thompson thiết kế và đi vào sản xuất hàng loạt từ năm 1921 với nhiều phiên bản. Thompson là tiểu liên chính của quân đội Mỹ trong CTTG 2, đồng thời cũng được trang bị cho nhiều nước đồng minh khác...

Ở Đông Dương, quân đội Pháp sử dụng nhiều tiểu liên Thompson do Anh, Mỹ cung cấp trong giai đoạn đầu chiến tranh. Loại súng này cũng được Mỹ trang bị nhiều cho quân đội "QGVN" của Bảo Đại và giáo phái ở Nam Bộ dùng cho đến giai đoạn cuối. Khá nhiều tiểu liên Thompson được QĐNDVN tịch thu và sử dụng lại, nhất là các đơn vị ở Nam Bộ. Ngoài ra, một số phiên bản do TQ-QDĐ sản xuất với tên gọi Kiểu 36 cũng được CHNDTH viện trợ cho VN sau 1950.


f) Tiểu liên M3 Grease (Mỹ)



Cỡ đạn : .45ACP (11,43x23mm)
Dài : 570/745mm
Nặng : 3,7kg
Băng đạn : 30 viên
Tầm bắn hiệu quả : 50m

Tiểu liên M3 do George Hyde và Frederick Sampson thiết kế năm 1942 và sản xuất hàng loạt năm 1943. Đây là loại tiểu liên rẻ tiền hơn nhằm đáp ứng nhu cầu thời chiến của quân đội Mỹ trong CTTG 2.

Tiểu liên M3 được Mỹ trang bị cho quân đội "QGVN" của Bảo Đại và giáo phái ở Nam Bộ. QĐNDVN thu và sử dụng lại loại súng này với tên gọi "tiểu liên Ghít" (chủ yếu là các đơn vị ở Nam Bộ).


g) Tiểu liên PPSh-41/K-50 (LX/TQ)



Cỡ đạn : 7,62x25mm
Dài : 843mm
Nặng : 3,63/4,3/5,45 kg.
Băng đạn : 35/71 viên

Tiểu liên Shpagin kiểu 1941 (PPSh-41) được Georgi Shpagin thiết kế và đi vào sản xuất hàng loạt năm 1941, được trang bị làm tiểu liên chính của Hồng quân LX trong CTTG 2. TQ sản xuất mẫu súng này với tên gọi Kiểu 50 (VN gọi tắt là K-50).

Tiểu liên PPSh-41/K-50 do TQ viện trợ cho VN từ sau năm 1950 và được trang bị làm 1 trong những tiểu liên chính trong các đơn vị chủ lực QĐNDVN. Băng đạn cong 35 viên được sử dụng phổ biến hơn do phù hợp với thể chất của người VN.

h) Tiểu liên Madsen M-50 (Đan Mạch)



Cỡ đạn: 9x19mm
Dài: 530/800mm
Nặng: 3,17kg
Băng đạn: 32 viên
Tầm bắn hiệu quả: 100m

Tiểu liên Madsen kiểu 1950 do công ty Dansk Industri Syndikat (Đan Mạch) sản xuất, cải tiến dựa trên các phiên bản M-46, M-49, sản xuất từ 1950. Súng đã được xuất khẩu cho nhiều quốc gia trên thế giới.

Ở chiến trường Đông Dương, tiểu liên Madsen M-50 được Pháp trang bị cho một số đơn vị biệt kích GCMA ở Lào, một số được QĐNDVN tịch thu và sử dụng lại.

2. Súng trường

a) Súng trường Gras (Pháp)



Cỡ đạn : 11x59mm
Dài : 1310mm
Nặng : 4,18kg
Ổ đạn : 1 viên

Súng trường Gras kiểu 1874 do Basile Gras thiết kế và là súng trường tiêu chuẩn của quân đội Pháp từ 1874-1886 với nhiều phiên bản. Súng trường Gras đã được quân đội Pháp sử dụng khi xâm lược VN cuối TK19 và một số được trang bị cho lính thuộc địa người Việt.

Do tình trạng thiếu vũ khí nghiêm trọng nên trong giai đoạn đầu KCCP súng trường Gras vẫn được QĐNDVN tận dụng để chiến đấu. Súng nạp đạn rời từng viên từ đuôi nòng nên được gọi là "khai hậu".


b) Súng trường Lebel (Pháp)



Cỡ đạn : 8x50mm
Dài : 1300mm
Nặng : 4,18/4,41kg
Ổ đạn : 8 viên

Súng trường Lebel kiểu 1886 là súng trường tiêu chuẩn của quân đội Pháp từ 1886 cho đến tận giai đoạn đầu CTTG 2 1939-1940 với nhiều phiên bản.

Quân đội Pháp vẫn sử dụng một số Lebel ở Đông Dương trong thời kỳ đầu chiến tranh. Súng được QĐNDVN tịch thu sử dụng lại sau 1945 và trong chiến đấu, trong đó có phiên bản phóng lựu Lebel kiểu 1886/M93 thường được gọi là "súng trường tromblon".


c) Súng trường Berthier (Pháp)



Cỡ đạn : 8x50mm
Dài : 950/1300mm
Nặng : ~3-4kg.
Ổ đạn : 3/5 viên

Súng trường Berthier được sử dụng trong quân đội Pháp từ 1892 đến giai đoạn đầu CTTG 2 1939-1940 với nhiều phiên bản.

Quân đội Pháp vẫn sử dụng một số Berthier ở Đông Dương trong thời kỳ đầu chiến tranh. Súng được QĐNDVN tịch thu sử dụng lại sau 1945 và trong chiến đấu, trong đó có các phiên bản carbine (mousqueton) thường được gọi là "dóp ba", "dóp năm" (tuỳ theo ổ đạn), "mút-cơ-tông" hay gọi tắt là "súng mút".


d) Súng trường thuộc địa Đông Dương kiểu 1902 (Pháp)



Cỡ đạn : 8x50mm
Dài : ~1120mm
Nặng : ?
Ổ đạn : 3/5 viên

Súng trường Đông Dương kiểu 1902 được thiết kế để trang bị cho lính thuộc địa người bản xứ. Sau 1945, súng được QĐNDVN tịch thu sử dụng lại và thường được gọi là "súng trường Anh-đô-si-noa" (Indochinois).

* Các loại súng trường trên đều chỉ sử dụng được một thời gian, sau đó phải loại bỏ dần do thiếu đạn.


e) Súng trường MAS-36 (Pháp)



Cỡ đạn : 7,5x54mm
Dài : 1020mm
Nặng : 3,7kg
Ổ đạn : 5 viên

Súng trường MAS kiểu 1936 (MAS-36) do nhà máy vũ khí Saint-Etienne thiết kế, được chấp nhận đưa vào biên chế và sản xuất hàng loạt từ 1936. MAS-36 được trang bị cho các đơn vị tuyến 1 của Pháp trong CTTG 2.

Quân đội Pháp sử dụng MAS-36 với số lượng lớn ở Đông Dương trong giai đoạn đầu chiến tranh. QĐNDVN tịch thu và sử dụng lại khá nhiều kiểu súng này.

Bình luận ngoài lề : trong phim "Dòng máu anh hùng", lính thuộc địa sử dụng MAS-36, mặc dù bối cảnh là năm 1922 , và cho đến tận năm 1940, MAS-36 vẫn là thứ xa xỉ ngay cả với lính chính quốc.


f) Súng trường MAS-44 (Pháp)



Cỡ đạn : 7,5x54mm
Dài : ?
Nặng : ?
Băng đạn : 5 viên

Súng trường bán tự động MAS kiểu 1944 do nhà máy vũ khí Saint-Etienne bí mật thiết kế và phát triển từ 1940-1944 ngay trong thời gian bị Đức chiếm đóng. Sau CTTG 2 chỉ có một số lượng nhỏ MAS-44 được sản xuất.

Năm 1946 quân đội Pháp ở Đông Dương trang bị 1000 khẩu MAS-44 cho biệt kích của hải quân. Nhiều khẩu rất nhanh chóng đã rơi vào tay QĐNDVN và được sử dụng lại.

g) Súng trường MAS-49 (Pháp)



Cỡ đạn : 7,5x54mm
Dài : 1100mm
Nặng : 4,7kg
Băng đạn : 10 viên

Súng trường bán tự động MAS kiểu 1949 (MAS-49) do nhà máy St-Eitenne phát triển từ MAS-44 và được sản xuất hàng loạt từ 1951.

MAS-49 được trang bị làm súng trường chính của quân đội Pháp ở Đông Dương trong giai đoạn sau của chiến tranh. QĐNDVN tịch thu MAS-49 với số lượng lớn và cũng sử dụng chúng làm 1 trong những súng trường chính của mình.


h) Súng trường Lee-Enfield (Anh)



Cỡ đạn : .303 (7,7x56mm)
Dài : 1129-1260mm
Nặng : 3,96-4,19kg
Băng đạn : 5 viên

Súng trường Lee-Enfield được J.P.Lee và nhà máy RSAF Enfield thiết kế năm 1895. Các phiên bản nòng ngắn (SMLE) thiết kế năm 1903 và đi vào sản xuất hàng loạt từ 1907, trở thành súng trường chính của quân đội Anh trong CTTG 1 và 2.

Quân đội Pháp ở Đông Dương trang bị nhiều Lee-Enfield do Anh cung cấp trong giai đoạn đầu chiến tranh. QĐNDVN cũng sử dụng Lee-Enfield mua được từ Thái Lan, Malaysia, nhưng chủ yếu là tịch thu từ quân Anh-Pháp trong chiến đấu.


i) Súng trường M1903 Springfield (Mỹ)



Cỡ đạn : .30-06 (7,62x63mm)
Dài : 1097mm
Nặng : 3,94kg
Ổ đạn : 5 viên

Súng trường kiểu 1903 do nhà máy Springfield thiết kế và sản xuất hàng loạt từ 1903, trở thành súng trường chính cho quân đội Mỹ tới CTTG 1. Năm 1941, công ty Remington tiếp tục sản xuất phiên bản M1903A3 cung cấp cho quân đội Mỹ trong CTTG 2.

Quân đội Pháp sử dụng M1903 do Mỹ cung cấp ở Đông Dương trong thời kỳ đầu. Một số M1903 chiến lợi phẩm được QĐNDVN sử dụng và thường được gọi là "rơ-manh-tông 1903" (Remington).


j) Súng trường M1917 Enfield (Mỹ)



Cỡ đạn : .30-06 (7,62x63mm)
Dài : 1175mm
Nặng : 4,08kg
Ổ đạn : 5 viên

Súng trường kiểu 1917 Enfield dựa trên khẩu Lee-Enfield của Anh được công ty Remington và Winchester sản xuất hàng loạt năm 1917 để cung cấp cho quân đội Mỹ trong CTTG 1. M1917 tiếp tục được sử dụng trong quân đội Mỹ và một số nước đồng minh trong CTTG 2.

Quân đội Pháp sử dụng M1917 do Mỹ cung cấp ở Đông Dương trong thời kỳ đầu. Một số M1917 chiến lợi phẩm hoặc do TQ viện trợ được QĐNDVN sử dụng và thường được gọi là "rơ-manh-tông 1917".


k) Súng trường M1 Garand (Mỹ)



Cỡ đạn : .30-06 (7,62x63mm)
Dài : 1103mm
Nặng : 4,32kg
Ổ đạn : 8 viên

Súng trường bán tự động M1 Garand do J.C Garand thiết kế năm 1932, được chấp nhận đưa vào biên chế năm 1932 và trở thành súng trường tiêu chuẩn của quân đội Mỹ trong CTTG 2.

M1 Garand được sử dụng ở Đông Dương bởi quân đội Pháp (giai đoạn đầu), quân đội "QGVN" của Bảo Đại và giáo phái ở Nam Bộ. QĐNDVN tịch thu và sử dụng nhiều súng loại này.


l) Súng trường M1 Carbine (Mỹ)



Cỡ đạn : .30 US (7,62x33mm)
Dài : 904mm
Nặng : 2,36kg
Băng đạn : 15 viên

Súng trường M1 Carbine được thiết kế từ 1938-1941, đi vào sản xuất hàng loạt năm 1942 để trang bị cho quân đội Mỹ và một số nước đồng minh trong CTTG 2.

Mỹ cung cấp số lượng lớn M1 Carbine cho quân đội Pháp ở Đông Dương (đặc biệt là lính dù), cho quân "QGVN" và giáo phái ở Nam Bộ. M1 Carbine cũng được QĐNDVN sử dụng khá nhiều, một số do OSS cung cấp năm 1945, nhưng chủ yếu là tịch thu từ quân Pháp.

3. Trung liên

a) Trung liên Chauchat M1915 (Pháp)



Cỡ đạn : 8x50mm
Dài : 1143mm
Nặng : 9,07kg
Băng đạn : 20 viên
Tầm bắn hiệu quả : 200m

Trung liên kiểu 1915 (Chauchat) được thiết kế năm 1908, được chấp nhận đưa vào biên chế và sản xuất hàng loạt từ 1915, trang bị cho quân đội Pháp và nhiều nước khác trong CTTG 1 với nhiều phiên bản khác nhau.

Sau 1945, QĐNDVN thu được một số trung liên Chauchat và đã tận dụng để chiến đấu, tuy nhiên sau đó phải loại bỏ do thiếu đạn.


b) Trung liên M1924/29 (Pháp)



Cỡ đạn : 7,5x54mm
Dài : 1070mm
Nặng : 8,9kg
Băng đạn : 25 viên

Trung liên kiểu 1924 do nhà máy vũ khí Châtellerault thiết kế năm 1922, đến 1924 được chấp nhận đưa vào biên chế và sản xuất. Năm 1929, phiên bản cải tiến sử dụng đạn 7,5x54mm được chấp nhận và sản xuất hàng loạt với tên gọi kiểu 1924/29.

Ở Đông Dương, quân đội Pháp và "QGVN" tiếp tục sử dụng kiểu 1924/29 làm trung liên chính cấp tiểu đội. QĐNDVN tịch thu loại súng này với số lượng lớn nên cũng lấy kiểu 1924/29 làm 1 trong những trung liên chính của mình. Trung liên 1924/29 còn được gọi là "trung liên FM" (fusil-mitrailleur), "trung liên Vĩnh Cát" (vingt quatre = 24).


c) Trung liên Bren (Anh)



Cỡ đạn : .303 (7,7x57mm)
Dài : 1090-1156mm
Nặng : 8,69-10,04kg
Băng đạn : 30 viên

Trung liên Bren (Brno-Enfield) do nhà máy vũ khí hoàng gia Enfield thiết kế và sản xuất từ năm 1935 dựa trên mẫu trung liên ZB-26 của Tiệp Khắc. Bren được trang bị làm trung liên chính của quân đội Anh trong CTTG 2.

Quân đội Pháp ở Đông Dương sử dụng rộng rãi trung liên Bren do Anh cung cấp. QĐNDVN cũng tịch thu khá nhiều loại súng này và sử dụng chúng làm 1 trong những trung liên chính của mình. Bren còn được gọi là "trung liên đầu bạc".


d) Trung liên BAR (Mỹ)



Cỡ đạn : .30-06 (7,62x63mm)
Dài : 1214mm
Nặng : 8,8kg
Băng đạn : 20 viên

Trung liên M1918 BAR (tên gốc : Súng trường tự động Browning) được J.Brownings thiết kế và bắt đầu sản xuất hàng loạt năm 1917, trang bị làm trung liên chính của quân đội Mỹ trong CTTG 2 với nhiều phiên bản.

Trung liên M1918 BAR được Mỹ cung cấp cho quân đội Pháp và "QGVN" ở Đông Dương. Loại súng này cũng được QĐNDVN tịch thu và sử dụng lại.

e) Trung liên Kiểu 11 (Nhật)



Cỡ đạn : 6,5x50mm
Dài : 1100mm
Nặng : 10,2kg
Băng đạn : 30 viên

Trung liên Kiểu 11 do Kijiro Nambu thiết kế và được sản xuất hàng loạt năm 1922, trang bị làm 1 trong những trung liên chính của quân đội Nhật trong CTTG 2.

Năm 1945, QĐNDVN tịch thu một số trung liên Kiểu 11 từ các đơn vị Nhật đồn trú ở Đông Dương và sử dụng lại trong chiến đấu.


f) Trung liên Kiểu 96/Kiểu 99 (Nhật)



Cỡ đạn : 6,5x50mm/7,7x58mm
Dài : 1070mm/1190mm
Nặng : 8,7kg/11,4kg
Băng đạn : 30 viên

Trung liên Kiểu 96 được phát triển từ Kiểu 11 và được quân đội Nhật sử dụng từ năm 1936. Năm 1939, có thêm phiên bản Kiểu 99 dùng đạn 7,7x58mm dựa trên Kiểu 96 được thiết kế và đưa vào biên chế chính thức. Cả 2 phiên bản đều được sử dụng trong CTTG 2.

Năm 1945, QĐNDVN tịch thu một số trung liên từ các đơn vị Nhật đồn trú ở Đông Dương và sử dụng lại trong chiến đấu.


g) Trung liên ZB-26 (Tiệp/TQ)



Cỡ đạn : 7,92x57mm
Dài : 1168mm
Nặng : 8,9kg
Băng đạn : 20 viên

Trung liên ZB kiểu 1926 (ZB-26) được thiết kế năm 1923 và được nhà máy vũ khí Brno sản xuất hàng loạt năm 1926, trở thành trung liên tiêu chuẩn của quân đội Tiệp. ZB-26 cũng được quân đội TQ-QDĐ sử dụng và copy sản xuất hàng loạt.

QĐNDVN dùng nhiều trung liên ZB-26 (TQ-QDĐ sản xuất) trong biên chế, có được do mua hoặc lấy từ quân TQ-QDĐ và được TQ viện trợ từ năm 1950. Trung liên ZB-26 còn được VN gọi là "trung liên Brơ-nô" (Brno), "trung liên Trung chính".