Bộ tranh gồm 54 bức, trên mỗi bức đều có ghi các thông tin về địa vị, chức tước, phẩm hàm của các nhân vật bằng hai thứ chữ Pháp và Hán.


Phẩm phục hòng tử – công chúa – phò mã

Nhân dịp Festival Huế 2014, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn tổ chức triển lãm (bản sao) bộ tranh về lễ phục triều Nguyễn năm 1902 của hoạ sỹ Nguyễn Văn Nhân.

Đây là một tập tranh vốn đã thất tán đã hơn 100 năm kể từ thời điểm ra đời.


Du khách xem triển lãm

Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn may mắn đã có được CDrom toàn bộ bộ tranh này và xuất bản thành sách ảnh với tên gọi Đại lễ phục Việt Nam thời Nguyễn.

Bộ tranh gồm 54 bức (trong lần triển lãm này, do điều kiện không thể trưng bày hết được), trên mỗi bức đều có ghi các thông tin về địa vị, chức tước, phẩm hàm của các nhân vật bằng hai thứ chữ Pháp và Hán.


Phẩm phục của các quan triều Nguyễn

Bộ tranh là một loại tác phẩm được vẽ theo lối truyền thần, chi tiết. Đây là lối vẽ có tính hiện đại so với thời điểm ra đời với những kỹ thuật tiếp thu từ phương Tây như luật viễn cận, giải phẫu học. Điều này cho thấy, các bức tranh được kết hợp khá nhuần nhuyễn hội họa truyền thần truyền thống với hội họa phương Tây mới du nhập.

Trong triển lãm lần này, những bức tranh được trưng bày là một lát cắt có tính lịch sử, giúp công chúng thưởng lãm có nhận thức nhất định về trang phục triều Nguyễn vào giai đoạn cận đại.

DUY PHIÊN