Nằm trong cụmdi tíchchùa Bảo Tháp– Đền Thái sưLê Văn Thịnhcó một pho tượng đặc biệt mang đầy màu sắc huyền bí, là tác phẩm nghệ thuật tạo tác bằng đá vô cùng kì dị:tượng rồng“miệng cắn thân, chân xé mình”.
Các nhà nghiên cứu cho rằng,pho tượng rồng“miệng cắn thân, chân xé mình” chưa từng thấy trong các di tích ở Việt Nam qua các thời kì lịch sử cũng như trên thế giới. Xung quanh pho tượng kì dị này còn tồn tại nhiều điều bí ẩn chưa được giải mã.



Tượng rồng “miệng cắn thân, chân xé mình” mang đầy màu sắc huyền bí chưa từng thấy trong

các di tích ở Việt Nam và trên thế giới

Pho tượng được tìm thấy ở lối dẫn lên chùa Bảo Tháp (nơi trước đây là tư dinh của Thái sư Lê Văn Thịnh). Pho tượng rồng là khối sa thạch lớn, có vảy rồng, nặng khoảng 3 tấn, cao 72 cm, rộng 137 cm. Rồng trong tư thế nằm cuộn khúc, miệng há rộng với những chiếc răng dài nhọn cắm phập vào thân mình. Đầu rồng lớn, không râu không bờm, hơi gục xuống. Đôi mắt lồi ra, trợn tròn. Hai tai nối lên hai bên đầu nhưng tai phải thì kín đặc còn tai trái thì trống rỗng. Hai chân trước dang rộng với những móng vuốt nhọn hoắt, gân guốc, mỗi chân xòe rộng năm ngón bấu chặt lấy thân như đang cào xé chính mình. Tất cả những biểu lộ trên mình rồng sống động thể hiện một trạng thái đau đớn, quằn quại, bi thương và phẫn uất đến cùng cực.

Xung quanh pho tượng rồng “miệng cắn thân, chân xé mình” có nhiều luồng ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng, pho tượng chỉ là một lá bùa để cầu mưa thuận gió hòa, giống như tượng rồng đặt dưới giếng ở chùa Phật Tích. Cũng có ý kiến cho rằng, pho tương biểu thị sự hối hận của vua Lý Nhân Tông. Tượng rồng có đôi tai, một bên lành, một bên bị bịt kín. Điều này biểu thị việc nhà vua nghe lời xiềm nịnh của gian thần. Việc rồng tự cắn thân xé mình thể hiện cho việc đau lòng khi gây ra nỗi oan trái của nhà vua với người thầy của mình là Lê Văn Thịnh. Rồng tượng trưng cho vua nên lý giải này không phải không có lý.

Nhưng phần đa các ý kiến tin rằng, pho tượng đặc biệt vừa giống rồng vừa giống rắn này là biểu thị cho nỗi oan trái của Thái sư Lê Văn Thịnh khi bị triều định ghép tội “hóa hổ giết vua”.


Có ý kiến cho rằng pho tượng với dáng vẻ đau đớn, bi thương, phẫn uất đến cùng cực là biểu thị cho

nỗi oan khuất của Thái sư Lê Văn Thịnh khi bị ghép tội “hóa hổ giết vua”

Vậy ý nghĩa thực sự đằng sau pho tượng rồng nổi này là gì, và thực hư câu chuyện về vụ án Thái sư Lê Văn Thịnh “hóa hổ giết vua” nổi tiếng trong lịch sử thế nào? Tất cả đều là bức màn bí ẩn cần được khám phá. Mời quý khán giả cùng hành trình Thông điệp từ cổ vật đi giải mã bí ẩn pho tượng rồng kì bí này trong tập phim: Giải mã bí ẩn pho tượng rồng “miệng cắn thân, chân xé mình”.