Vua gốm sứ Sài Gòn đó là biệt danh mà người trong giới sưu tầm cổ vật đặt cho nhà sưu tập Đinh Công Tường. Gần 24 năm đi khắp các vùng quê Việt Nam để “góp nhặt” gốm sứ cổ, “tài sản” của anh đến nay vượt quá con số 100.000 cổ vật. Đinh Công Tường trở thành một trong những người sở hữu nhiều đồ gốm sứ cổ nhất Việt Nam. Đồng thời anh cũng là kỷ lục gia sở hữu lộc bình cổ bằng gốm sứ nhiều nhất cả nước.





Trong giới chơi cổ vật mà chúng tôi từng tiếp xúc, có lẽ nhà sưu tầm Đinh Công Tường để lại cho chúng tôi nhiều ấn tượng nhất. Anh không có dáng vẻ đạo mạo, quắc thước pha chút ngông nghênh thường thấy ở những “tay tổ” trong giới sưu tầm cổ vật, ngược lại, với bề ngoài rám nắng, cùng tính cách phóng khoáng, sôi nổi, bộc trực nói là làm, anh dễ đánh lừa thị giác của người khác với ý nghĩ Công Tường sống đơn giản, không có chiều sâu. Nhưng điều làm chúng tôi đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác chính là niềm đam mê sưu tầm đồ cổ của anh, khi đặt chân đến ngôi nhà nằm trong khu phố 5, P. Hiệp Thành, Q.12, TPHCM. Ngoài một vườn kiểng với màu xanh ngút ngàn của cây cảnh, bonsai, bên cạnh là một ngôi nhà 2 tầng, phía sau là ngôi nhà gỗ cổ. Quả thật, ai một lần bước vào cũng phải choáng ngợp bởi những gian phòng chứa cổ vật của Đinh Công Tường. Hàng chục ngàn món đồ gốm, sứ cổ đều thuộc hàng độc, lạ ở Việt Nam được trưng bày khắp nơi trong nhà với đủ thể loại: tô, chén, bát, đĩa, ché, bình hoa... có xuất xứ Trung Hoa, Pháp, Nhật Bản, Việt Nam… với niên đại từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 20.
Nổi bật nhất phải kể đến bộ sưu tập ấm chén và các loại lộc bình cổ quý hiếm của Nhật thế kỷ 19. Ngoài ra, anh còn có hàng chục chiếc tô đời Minh, bình vuông đời Thanh, bình Bát huệ tôn, bình Song tâm thế kỷ 18… Riêng gốm sứ Việt Nam, Đinh Công Tường có đầy đủ bộ gốm sứ cổ của 3 miền Bắc, Trung, Nam qua nhiều thời kỳ như gốm Óc Eo, Đông Sơn, Chăm, Chu Đậu, Bát Tràng hay gốm Biên Hòa thế kỷ 18-19. Trong đó có cặp bình độc nhất vô nhị hình thoi với nước men trắng xanh cực hiếm, chiếc đĩa Mai Hạc của vua triều Nguyễn, cặp ngựa Biên Hòa… Ngoài ra, anh còn sưu tập những cổ vật bằng đồng, bạc, gỗ hiếm, đá quý… Đây quả là một kho tàng lưu giữ những giá trị văn hóa rất lớn.
“Vua gốm sứ cổ” Đinh Công Tường chia sẻ, quê gốc Bến Tre nhưng anh sinh ở Hà Nội trong một gia đình có ông bà nội - ngoại đều mê đồ cổ. Do đó, thú đam mê sưu tầm cổ vật ăn sâu vào tâm trí anh từ thuở bé. Ước mơ của anh là muốn thành lập một bảo tàng tư nhân, để cho mọi người đam mê cổ vật có dịp chiêm ngưỡng, tìm hiểu, nghiên cứu