Sau hơn một thập kỷ thăm dò vùng biển ngoài khơi cảng cá Mounichia ở gần thủ đô Athens, các nhà khảo cổ phát hiện dấu tích của một căn cứ hải quân Hy Lạp cổ đại, với những mái che kiên cố bảo vệ những chiếc tàu chiến "triremes" ba tầng chèo.


Ở vùng biển này, các thợ lặn tìm thấy 6 mái che lớn, mỗi mái che cao 7-8m, dài 50m, được sử dụng để bảo vệ tàu chiến của Hy Lạp cổ đại trước loài hà, đồng thời giữ cho tàu luôn khô ráo.






Dự án nhằm mục đích tìm hiểu hai cảng biển Hy Lạp cổ đại là Zea và Mounichia ở thành phố cảng Piraeus, khám phá và ghi chép những căn cứ hải quân thời xa xưa trong khu vực. Tại Mounichia, các nhà nghiên cứu tập trung vào vùng ở trong và ngoài nơi tàu đậu. Bjørn Lovén, phó giáo sư hải dương và khảo cổ học ở Đại học Copenhagen, Đan Mạch, bắt đầu thực hiện Dự án Zea Harbour, bao gồm một loạt công tác khai quật trên biển và đất liền bắt đầu vào năm 2001 và kết thúc năm 2012.

Tầm nhìn bị hạn chế nhiều trong phần lớn thời gian lặn và các nhà khảo cổ làm việc dưới nước không thể nhìn xa hơn 20cm.

Dù phải làm việc trong điều kiện khó khăn, các thợ lặn không chỉ khai quật và lập bản đồ khu lưu giữ tàu, mà còn phát hiện những mẩu gốm sứ và mảnh vụn gỗ dưới gốc cột có niên đại từ năm 520 đến 480 trước Công nguyên.






Do nước ở cảng ô nhiễm nặng, nhóm thợ lặn phải tuân theo quy trình đặc biệt và sử dụng thiết bị chuyên dụng ở vùng nước đục, đồng thời mặc nhiều lớp trang phục để giảm tối đa nguy cơ tiếp xúc với hóa chất độc hại.

Theo Lovén, điều này chỉ ra một số tàu được sử dụng trong trận chiến Salamis năm 480 trước Công nguyên giữa quân đội Athens và Ba Tư, trong đó người Hy Lạp giành phần thắng.

Theo Live Science, tổ hợp căn cứ này là một trong những cấu trúc lớn nhất được biết đến ở thế giới cổ đại.

View more random threads: