Vào tháng 9 hơn 700 món gốm sứ Trung Quốc được bảo tang nghệ thuật Metropolitan đem ra bán đấu giá tại nhà đấu giá Christie New York.<br>
<br>
Bộ sưu tập này được đóng góp từ các nhà hảo tâm từ thế kỷ 19 -20 . Bộ sưu tập gốm sứ Trung Quốc của bảo tàng nghệ thuật Metropolitan được đem ra đấu giá lần này thuộc 1 phần của bố sưu tập toàn diện nhất thế giới về gốm sứ và nghệ thuật Châu Á . Những món đồ đem ra đấu giá chủ yếu thuộc đời nhà Thanh (1644 – 1912) .<br>
<br>
<br>




<br>
<br>
Đĩa tráng men thời Ung Chính (1723-1735), Giá : 56,250 USD .<br>
<br>
Món đầu tiên được đem ra đấu giá là Đĩa ăn thời vua Ung Chính (1723-1735). Được mua lại từ bộ sưu tập của Samuel Putnam Avery vào năm 1879. Là một trong những người sang lập bảo tàng nghệ thuật Metropolian, ông có bố sưu tập 1,300 món đồ gốm chủ yếu là gốm sứ nhà Minh và nhà Thanh .<br>
<br>
<br>




<br>
<br>
Nậm rượu thời Khang Hy (1662-1722). Giá: 341.000 USD<br>
<br>
Nậm rượu thời khang Hy này có họa tiết chủ đạo là kỳ Lân, men màu, hoa lá . Theo truyền thuyết thì Kỳ Lân là một con vật trong thần thoại là 1 trong 4 tứ linh : Long – Lân – Qui – Phụng . Nếu có sự xuất hiện của những con vật truyền thuyết là là điềm lành và cũng là đánh dấu sự ra đi hay xuất hiện của 1 bật kỳ tài , hiền triết .<br>
<br>
Theo truyền thuyết dân gian , vào buổi tối có sự xuất hiện của Tứ Linh , Khổng Tử đã được sinh ra .<br>
<br>
<br>




<br>
<br>
Bình rượu men xanh, Triều đại Vua Khang Hy (1662-1722) . Giá dự tính : 3000-5000 USD .<br>
<br>
<br>
Đây là dòng gốm sản xuất tại Trung Quốc dành để xuất khẩu đi các nước phương tây, được trang trí theo yêu cầu và thị yếu của khách nước ngoài. Các lò gốm Trung Quốc có sứ mệnh để sản xuất những món đồ gốm đáp ứng yêu cầu của các nước phương tây để xuất khẩu đến những nơi xa xôi như Châu Âu và Cận Đông, nơi mà màu men xanh thể hiện địa vị xã hội cho người Chủ .<br>
<br>
<br>




<br>
<br>
Cốc và đĩa, thời vua khang Hy (1662-1722) .<br>
<br>
<br>
Người con trai thừa kế của người sáng lập công ty Standard Oil, là John D.Rockefeller Jr đã cống hiến mình cho nghệ thuật hơn và từ thiện hơn công việc kinh doanh. Ông là nhà sưu tập cuồng nhiệt của gốm sứ Trung Quốc. Đặc biệt là dòng gốm men màu của thời Nhà Minh vua Khang Hy, lúc này men màu đã đạt đến một cấp độ mới của sự tinh tế.<br>
<br>
<br>




<br>
<br>
Chóa Rồng , men xanh – vàng , họa tiết rồng (1573-1619). Giá ước tính: 50,000 – 70,000 USD .<br>
<br>
<br>
Chóa gốm có men xanh và họa tiết men vàng. Được trang trí họa tiết rồng và các họa tiết trong nhóm các biểu tượng lnh thiên của truyền thống Phật Giáo . Được sử dụng như một mô típ trang trí tại Trung Quốc từ thời nhà Nguyên (TK 13), các biểu tượng này bao gồm một cặp cá vàng, vỏ ốc xà cừ, một chiếc dù, một bông hoa sen. Và họa tiết con rồng đuổi theo viên ngọc .<br>
<br>
<br>




<br>
<br>
Bình hoa cúc men màu hồng , của vua Khang Hy (1662-1722). Giá : 905,000 USD .<br>
<br>
Một trong những kỷ thuật phát triển thú vị nhất của triều đại nhà Thanh là men màu hồng mềm mại và màu men xanh , đã đạt đến trình độ cao nhất. Những món mem màu hồng này là những món quà tặng của Vua Khang Hy dành cho các vị đại thần , và thường được thấy trong bộ tám món đồ gốm trên bàn của các học giả xưa .<br>
<br>
<br>




<br>
<br>
Bình rượu men hồng – Khang Hy (1662-1722) . Giá; 161.000 USD<br>
<br>
<br>
Bình rượu được dử dụng trên bàn của các học giả,, và đã truyền cảm hứng cho rất nhiều tác giả nổi tiếng của Trung Quốc. Đây là 1 bình rượu lớn với hình dạng như 1 chậu nước hoặc 1 cái chuồng gà bởi vì hình dạng nó tương tự như cái lồng giỏ truyền theo phong cách truyền thống .<br>
<br>
<br>
<br>




Cốc và đĩa thời vua Ung Chính (1723-1735) . Giá dự tính : 800-1200 USD<br>
<br>
Bộ đĩa và cốc thời vua Ung Chính , được trang trí bằng các họa tiết hoa mẫu đơn và bướm, men màu với màu men hồng trên mẫu đơn, màu vàng trên trái bầu. Thể hiện được trình độ cao của các thợ thủ công và việc pha màu men đã đạt đến trình độ cao nhất .<br>
<br>
<br>
<br>




Đĩa gốm men màu thời vua Càn Long (1736 - 1795) . giá ước tính : 1000 – 1500 USD .<br>
<br>
Những năm đầu thế kỷ 18 chứng kiến sự chuyển đổi giữa dòng gốm men trắng – xanh truyền thống qua dòng men màu đỏ và màu hồng trở thành màu sắc chính. Sự thay đổi này đi kèm với sự ra đười của ba màu sắc mới là hồng ngọc , trắng đục và vàng đục . nhưng thay đổi này có thể là vì sựu du nhập của các văn hóa phương tây và cung do tay nghề thủ công ngày càng phát triển đạt đến trình độ cao hoàn hảo nhất<br>
<br>
<br>
<br>




Ba bình hoa men xanh trắng – Khang Hy (1662 - 1722). Giá: 1,500 – 2,000 USD .<br>
<br>
Đồ gốm trang trí men màu xanh trắng đạt đến trình độ cao và phổ biến trong triều đại Khang Hy . Dòng gốm này được sản xuất cho nhu cầu trong nước và cả xuất khẩu .