Với công việc có nhiều đặc tính khác nhau nên yêu cầu dành cho đồng phục bảo hộ lao động củ từng ngành nghề cũng có sự khác biệt. Một bộ đồng phục bảo hộ có thể khác về kiểu dáng, chất liệu vải nhưng phải đảm bảo được độ bền và khả năng chống chọi với môi trường làm việc.<br>
<br>
<br>
Trang phục bảo hộ lao động thường có màu sắc cũng như kiểu dáng hiện đại, sử dụng những chất liệu vải cao cấp nhất như Kaki Pangrim Hàn Quốc, kaki Nhật cotton, kaki Nam Định loại 1 có 50% cotton.<br>
<br>
<br>
Đối với quần áo bảo hộ lao động, từng ngành nghề có yêu cầu khác nhau như sau:<br>
<br>
<br>
1. Ngành xây dựng:<br>
<br>
<br>
* Quần áo bảo hộ lao động cho cán bộ kỹ thuật.<br>
<br>
- Mục đích: Trang bị cho người lao động thường xuyên làm việc tại công trường.<br>
<br>
- Chủng loại: Quần áo bảo hộ dạng túi hộp, có chất liệu kaki Nhật, kaki pangrim Hàn Quốc. Có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, chống nóng, bền, dễ dàng trong việc giặt sạch và phơi khô.<br>
<br>
- Thiết kế: Trên áo có in logo công ty, may kèm sợi phản quang trên quần và áo. Nếu có yêu cầu thêm, có thể thiết kế túi để đựng thẻ nhân viên, in hoặc thêu tên người lao động trên nắp túi áo hoặc cạp quần.<br>
<br>
- Trang bị dụng cụ bảo hộ lao động: Quần áo, mũ nhựa, kính, giày, găng tay, áo mưa, áo mưa choàng, ủng...<br>
<br>
<br>
* Quần áo bảo hộ lao động cho công nhân.<br>
<br>
- Mục đích: Dùng cho người lao động làm việc trên công trường.<br>
<br>
- Chủng loại: Quần áo bảo hộ lao động không liền, chất liệu vải kaki Nam Định. Thấm hút mồ hôi tốt, thoáng khí, bền, dễ giặt sạch phơi khô.<br>
<br>
- Thiết kế: Trên áo có in logo công ty.<br>
<br>
- Trang bị dụng cụ bảo hộ: Quần áo, mũ nhựa, kính, giầy, , ủng, găng tay…<br>
<br>
<br>
2. Ngành cơ khí (thợ hàn):<br>
<br>
<br>
* Quần áo bảo hộ lao động cho thợ hàn<br>
<br>
- Mục đích: Dùng cho những người trực tiếp hàn.<br>
<br>
- Chủng loại: Quần áo bảo hộ lao động túi hộp, vải kaki Nhật, vải bạt chống cháy. Có khả năng chống nóng, chống cháy, thoát mồ hôi, dễ dàng giặt sạch phơi khô.<br>
<br>
- Thiết kế: In logo công ty trên áo, đính kèm sợi phản quang trên quần áo, trên nắp túi áo hoặc cạp quần có tên từng người.<br>
<br>
- Dụng cụ bảo hộ cho công nhân hàn: Quần áo, mũ nhựa có mạng kính che mặt, mặt nạ phòng độc, giày ủng da, cao su, găng tay da hàn.<br>
<br>
<br>
3. Ngành điện lực:<br>
<br>
* Quần áo bảo hộ lao động thợ điện.<br>
<br>
- Mục đích: Dùng cho những người thợ làm việc trực tiếp.<br>
<br>
- Chủng loại: Quần áo túi hộp bảo hộ lao động, chất vải sợi carbon chống tĩnh điện, tạo mạch điện kín, chống nóng, thoát mồ hôi, độ bền cao, dễ dàng giặt sạch và phơi khô.<br>
<br>
- Thiết kế: In logo công ty trên áo, may kèm phản quang, thiết kế túi đựng thẻ nhân viên, in tên lên trang phục.<br>
<br>
- Dụng cụ bảo hộ lao động cho thợ điện: Quần áo cách điện, mũ nhựa, kính, ủng, găng tay cách điện, dây an toàn trên cao, guốc leo cao.<br>
<br>
<br>
Xem tiếp: Yêu cầu trang phục bảo hộ cho từng ngành nghề (P.2)