Thị trường ô tô cũ những năm gần đây trở nên sôi động nhờ nhu cầu tăng cao từ phía người dân. Tuy nhiên cách chọn ô tô cũ thì không phải ai cũng biết.

Thị trường ô tô cũ những năm gần đây trở nên sôi động, ô tô cũ giá rẻ, hạng trung, hạng sang được bày bán tràn lan nếu không có kinh nghiệm người tiêu dùng dễ mua phải những chiếc xe lởm, đã được phục chế lại. Dưới đây là một số kinh nghiệm giúp người mua tránh “ngậm trái đắng” khi mua ô tô cũ.

>>> Xe ô tô cũ giá rẻ mà tốt: giá xe hơi Morning

Thị trường ô tô cũ

Thị trường ô tô cũ những năm gần đây trở nên sôi động nhờ nhu cầu tăng cao từ phía người dân. Có nhiều nguyên nhân “kích” thị trường ô tô cũ tăng trưởng, trong đó có việc ra đời của các hãng taxi giá rẻ như Grab, Uber. Nhiều người mua xe để kinh doanh, kiếm thêm thu nhập. Trên thực tế, thị trường ô tô cũ sẽ tăng – giảm theo từng giai đoạn. Cụ thể, tăng vào những tháng đầu năm và cuối năm do nhu cầu đi lại lớn; giảm dần vào những tháng giữa năm (khoảng từ tháng 3 đến hết tháng 8) do thời gian này người dân tập trung vào việc làm ăn.

Theo anh Trịnh Minh Vương – nhân viên tại salon ô tô HHDC.VN, hiện nay, trên thị trường, ô tô cũ được phân làm 3 loại. Thứ nhất là xe giá rẻ, đây là những xe đời sâu hoặc xe taxi thải hồi; dòng xe này thường “đánh” vào những người có thu nhập thấp, người dân tỉnh. Loại thứ hai là xe hạng trung (khoảng từ 300 triệu đến 1 tỷ), dòng xe này bán chạy nhất vì phù hợp với túi tiền của người Việt. Và cuối cùng là xe hạng sang (trên 1 tỷ), loại xe này bán chậm hơn song biên độ lãi cao.



Thị trường ô tô cũ những năm gần đây trở nên sôi động

Cũng theo anh Trịnh Minh Vương, mua ô tô cũ dù là giá rẻ, hạng trung hay hạng sang đều không tránh được việc xe bị xước sát, hư hỏng phần vỏ hay gầm bệ kêu không chắc chắn song những cái đó chỉ cần sơn lại và thay phụ tùng tốt là hết, không gây vấn đề gì cho xe. Tuy nhiên, sẽ không may khi mua phải xe đã từng bị tai nạn hay ngập nước vì những chiếc xe này dù có phục chế lại cũng sẽ không bao giờ hoạt động ổn định, rất hay hỏng vặt, người tiêu dùng phải đi sửa chữa thường xuyên.
Theo những người có kinh nghiệm lâu năm trong nghề phục chế ô tô cho biết, hiện nay việc “mông má” lại một chiếc xe cũ rất đơn giản. Đầu tiên, mỗi khi mua được xe cũ, họ thường mang chúng đi “dọn” lại nội, ngoại thất bằng hóa chất để xe bắt mắt hơn; thay phụ tùng hỏng, cũ bằng phụ tùng mới (thường là hàng trôi nổi, có giá rẻ), hiệu chỉnh cho máy nổ trơn tru,... cuối cùng là sơn tút lại. Với công nghệ sơn hiện đại, xe sau khi được sơn sẽ long lanh hơn rất nhiều, không dễ để phát hiện ra những vết va đập.

Ngay cả những xe bị lật hay va chạm “nát bét”, đội thợ lành nghề chỉ cần gò hàn, đắp, đánh bóng phục hồi là sẽ như mới. Còn đối với những xe ngập nước sẽ phải xử lý phức tạp hơn, thợ sẽ thay nguyên bộ điện của cả xe bao gồm cả các môđun điện tử, hộp đen, hộp điều khiển và các phụ kiện đi kèm.

Những chiếc xe này sau đó được trưng bày tại cửa hàng, trông đẹp không khác gì xe mới. Như vậy, nếu không có kinh nghiệm người tiêu dùng rất dễ mua phải những chiếc xe lởm, đã được “làm lại”.

Làm thế nào để không “ngậm trái đắng” khi mua ô tô cũ?

Để tránh mua phải những chiếc ô tô cũ đã được phục chế lại, người tiêu dùng cần tự mình kiểm tra các thông tin về đăng ký, đăng kiểm xe, hồ sơ bảo hành, bảo dưỡng và các giấy tờ mua xe (nếu có). Khi mua xe của cá nhân, nên yêu cầu đến trung tâm bảo dưỡng chính hãng để kiểm tra kỹ toàn bộ xe cho chắc. Các dòng xe hạng sang như Mercedes, BMW, Audi đều có lưu lại lịch sử của xe, khách hàng có thể yêu cầu chủ xe cho kiểm tra những thông tin này.

>>> Những mẫu xe ô tô cũ nhưng vẫn chạy ngon: giá xe Ford Ranger, xe ô tô Ford Focus

Theo anh Trịnh Minh Vương, đối với những xe bị va chạm nặng, sẽ làm chỉ và keo bung ra. Để xử lý, người ta thường tháo ốc bản lề để xử lý. Như vậy, chỉ cần để ý ốc bản lề và phần keo là có thể biết được có phải xe va chạm hay không. Hay những vết nứt hoặc dấu hiệu sửa chữa cản va cũng như chắn bùn sẽ tự “tố cáo” chiếc xe từng được tân trang sau tai nạn. Bởi trong những vụ va chạm, cản va và chắn bùn là hai bộ phận dễ bị vỡ nhất vì chúng thường được làm bằng vật liệu nhẹ hoặc nhựa tổng hợp.

Đối với những chiếc xe bị ngập nước để nhận biết được cần có kinh nghiệm và phải biết về kỹ thuật. Ngoài ra, một xe có động cơ tốt, khớp nối cao su trong hệ thống làm mát hoặc điều hòa rất mềm, không bị nứt hoặc lão hóa, xe khi lái tốc độ cao không bị rung tay, tốc độ bình thường, vô lăng cân bằng, khi tăng hay giảm số thì côn số ngọt, không có tiếng va đập của kim loại và bị giật cục.



Khi mua ô tô cũ không cần đặt nặng về mặt hình thức

Khi mua ô tô cũ không cần đặt nặng về mặt hình thức, bởi xe càng đẹp càng dễ qua mắt khách hàng và càng bán được giá. Vì vậy dân buôn thường quan tâm kỹ càng đến công đoạn này. Các bộ phận của xe cần kiểm tra kỹ khi mua bao gồm: thân xe, động cơ, phanh, hệ thống truyền động, hệ thống giảm xóc, hệ thống đèn, quạt thông gió và điều hòa không khí, két làm mát, ống dẫn, ống xả, bảng điều khiển, lốp... Ngoài ra người tiêu dùng cần kiểm tra các đồng hồ báo, các nút bấm ở bảng điều khiển.

Sau công đoạn kiểm tra tổng quát xe, người tiêu dùng nên lái thử xe để cảm nhận thực tế độ ổn định của xe, máy móc, giảm xóc, hệ thống truyền động có êm ái và mượt mà hay không. Mục đích là để đánh giá lần nữa về chiếc xe mình muốn mua.
Chia sẻ về kinh nghiệm chọn mua ô tô cũ, anh Trịnh Minh Vương cho biết: “Trên lý thuyết để xem một chiếc xe, đầu tiên cần quan sát xung quanh xe để xem có chỗ nào bất thường không, ví dụ như: móp, nước sơn, độ sáng của đèn,… Sau đó mở từng cánh cửa kiểm tra ốc bản lề, keo chỉ. Tiếp theo là kiểm tra về máy, điều này sẽ phức tạp hơn, đòi hỏi phải am hiểu các bộ phận của máy. Ví dụ làm gioăng lắp giàn cò thì xe có thể chạy nhiều lên thấm dầu phải xử lý hoặc xe bị nóng máy thổi gioăng cũng phải làm lại,…”.

Cũng theo anh Trịnh Minh Vương nếu muốn mua xe ô tô cũ mà không có người có kinh nghiệm đi cùng để kiểm tra thì nên đến các Salon, gara uy tín vì họ sẵn sàng cam kết trả lại nguyên tiền cho khách nếu mua phải xe đã “làm lại”.