Thống kê gần đây cho thấy, giao dịch đất nền long thành tại một số khu vực trên địa bàn thành phố Hà Nội có dấu hiệu tăng, đem đến những tín hiệu mừng cho một năm mới được kỳ vọng là "năm ấm áp" của thị trường nhà đất. Theo Sở Xây dựng Hà Nội, chỉ số giá giao dịch căn hộ chung cư phân khúc trung cấp trong quý IV/2013 đã tăng nhẹ. Cụ thể, tại quận Ba Đình tăng từ 81 lên 83%, quận Đống Đa tăng từ 75 lên 79%, Hà Đông tăng từ 66 lên 69%, Hoàng Mai tăng từ 71 lên 72%, Long Biên tăng từ 81 lên 82%, Tây Hồ tăng 82 lên 84%...


Đáng chú ý, ngay những ngày năm mới, tại một số sàn giao dịch bất động sản lớn khu vực Hà Đông, Linh Đàm, lượng người đến giao dịch mua bán căn hộ chung cư, nhà đất thổ cư từ 1-2 tỷ đồng cải thiện rõ rệt so với cùng thời điểm năm trước. Theo các chuyên gia bất động sản, sở dĩ nhiều người dân quyết định mua nhà thời điểm ngay sau Tết là do họ đang rất kỳ vọng vào gói vay 30.000 tỷ đồng, với điều kiện vay sẽ dễ hơn, thời hạn vay được kéo dài, Lãi suất thấp.

Có thể thấy, với nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho dự án long phước dành sản xuất- kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, sự vào cuộc của các địa phương, đặc biệt là sự chủ động của các doanh nghiệp, thị trường bất động sản đang có những chuyển biến tích cực. Thanh khoản của thị trường tăng trở lại, đặc biệt ở phân khúc căn hộ bình dân. Nhờ đó, lượng hàng tồn kho đã giảm dần, tính đến thời điểm này, tồn kho bất động sản đã giảm gần 25% so với quý I/2013.

Chỗ ở của nhiều người dân mình còn khó khăn khăn lắm, vậy mà vẫn còn những ý kiến lại cho rằng chính sách chia nhỏ căn hộ là sai lầm. Tôi cho rằng, lo nguy cơ xuất hiện nhà ổ chuột từ những hộ nhỏ là chưa sát thực tế. Nhà ổ chuột là loại nhà chất lượng kém, xập xệ, môi trường sống không đảm bảo. Chúng tôi đã khảo sát thấy rất nhiều loại nhà nhỏ, căn hộ có diện tích bé từ 30 m2 đến 45 m2, thậm chí chỉ 20 m2 ở các đô thị của Singapore, Malaysia, Philippines hay các nước phát triển như Nhật Bản, Anh, Pháp... Nhà nhỏ không có nghĩa là ổ chuột vì nó được xây dựng trong một tổng thể hài hòa của các yếu tố chủ đạo về quy hoạch xây dựng, kinh tế, xã hội và môi trường sống.

Hiện tại, giá nhà ở đã giảm nhiều so với thời điểm “sốt” giá giai đoạn 2008 - 2010, nhiều dự án giá giảm tới 50%, trở về giá tương đương thời điểm 2006. Giá bất động sản đã giảm sâu về mức phù hợp với đại đa số người dân, thanh khoản thị trường từng bước được cải thiện, đặc biệt vào 2 quý cuối năm trước, dòng tiền đã quay trở lại đổ vào thị trường này, những người có tiền mua nhà là những người có nhu cầu ở thực sự.

Theo anh Phạm Minh Tuấn - một nhà đầu tư nhiều năm trên các sàn bất động sản chung cư tại Hà Nội, nhìn vào sự biến đổi của thị trường bất động sản trong năm qua, nhất là sự tiến triển tích cực ở những tháng cuối năm, năm 2014, thị trường này đã bắt đầu hồi phục, ấm dần lên. Tuy nhiên, sẽ không còn các đợt "sốt" bất thường và cơ cấu hàng hóa sẽ thiên về các căn hộ có quy mô nhỏ và trung bình, thu hút được sự quan tâm trở lại của người mua có nhu cầu thật.

Còn theo đánh giá của Sở Xây dựng Hà Nội, thị trường chung cư của Hà Nội năm 2014 sẽ ổn định về mặt giá cả, đặc biệt, với hàng loạt các dự án nhà ở xã hội, nhà ở thương mại quy mô nhỏ, trung bình đang triển khai rầm rộ, tổng cung sẽ dồi dào hơn. Thực tế, nhu cầu về nhà ở xã hội tại Hà Nội là rất lớn. Theo tính toán, nếu tính theo tiêu chuẩn diện tích nhà ở 8-10m2/đầu người, Hà Nội còn cần gần 130.000 căn hộ, nếu theo tiêu chuẩn 5m2/đầu người thì cũng cần 42.000 căn hộ cho các đối tượng người có thu nhập thấp.

Triển khai theo chương trình nhà ở xã hội đã được Chính phủ phê duyệt, đến năm 2015, Hà Nội dự kiến có thêm 125.000 căn. Hiện nay, thành phố có 30 dự án, trong đó có 18 dự án đã hoàn thành (tương đương 4000 căn hộ đưa ra thị trường), 8 dự án khác sẽ hoàn thành trong giai đoạn 2014-2015. Việc cơ cấu lại các dự án nhà ở thương mại thành nhà ở xã hội có khả năng mang lại khoảng 11.300 căn hộ nữa. Như vậy, các dự án dần điều chỉnh từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội đã đáp ứng nhu cầu mua nhà của người dân và cũng là cách để bán hàng của nhiều chủ đầu tư.

“Tôi chỉ có thể giúp người dân bằng chính sách minh bạch để tiếp cận được nhà ở. Những gì đã làm được năm qua có thể thở phào nhưng áp lực với ngành vẫn rất lớn”, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng chia sẻ những trăn trở của mình với VnExpress.
Khi tôi mới làm Bộ trưởng, có người hỏi: “Bộ trưởng có cho tiền dân không?”. Tôi trả lời: “Bộ trưởng làm sao cho tiền được, Bộ Xây dựng có phải Bộ phân phối tiền đâu. Tôi không thể có tiền để hỗ trợ trực tiếp cho dân, nhưng tôi có thể tham mưu với Chính phủ xây dựng các chính sách đổi mới, hiệu quả, thiết thực để hỗ trợ cho dân mua được nhà với giá thấp hơn nhiều so với trước đây. Vì vậy, đó cũng chính là hỗ trợ tiền một cách gián tiếp cho người dân khi mua nhà”.

Nhìn lại năm qua, thị trường đã xuất hiện nhiều nhà xã hội với giá rẻ hơn 30% so với nhà thương mại. Nhờ chính sách hữu hiệu, các dự án nhà ở xã hội không phải nộp Tiền sử dụng đất, miễn 50% thuế VAT cho các hoạt động đầu tư-kinh doanh nhà ở xã hội, và người mua được hỗ trợ vay ngân hàng với Lãi suất thấp. Cùng với các dự án nhà ở xã hội được triển khai quyết liệt thì nhiều dự án nhà ở thương mại cũng đã được các chủ đầu tư tự điều chỉnh giá bán để phù hợp với nhu cầu thị trường.

Tôi từng đến không ít nơi và thấy nhiều người còn ở khổ quá. Có khu công nhân, ba người ở trong một phòng 10 m2, nhà chỉ có mỗi cái mái fibro xi măng. Còn ở ngoại ô TP HCM, có hộ 24 người gồm 4-5 thế hệ mà chỉ ở trong căn nhà có 30 m2. Tại các đô thị lớn, nhiều người lao động cả đời mới xây được căn nhà, thậm chí có trường hợp xây được một căn nhà là công sức của mấy thế hệ cùng góp vào. Bố mẹ đi làm vất vả cũng chỉ đủ tiền xây được tầng 1, sau này con cái họ đi làm mới xây tiếp tầng 2.