Đầu năm 2010, AZ Land cấp tập bung hàng đất nền long thành theo hình thức kêu gọi góp vốn đối với CT1 và CT2 mới chỉ tồn tại trên… giấy. Trước cái "mác" quá lớn của HUD, cũng như ù ù cạc cạc về vai trò, trách nhiệm thực sự của AZ trong hai dự án này, hàng trăm nhà đầu tư vội vã vay mượn để góp vốn vào những hợp đồng có đơn giá 11-12 triệu đồng/m2 căn hộ. Cam kết khởi công vào quý I/2010 (trong hợp đồng góp vốn), AZ Tower hơn 1,5 năm sau vẫn nguyên hình dạng bãi đất trồng cỏ ngút ngàn.


Tiến độ "siêu rùa", tiền đã thu của khách hàng (giá mua giao dịch thực tế còn chênh 3-4 triệu đồng mỗi mét vuông), công luận báo chí liên tiếp phản ánh, kèm theo vô vàn lá đơn kiện AZ Land chiếm dụng vốn, hứa trước quên sau là tình trạng diễn ra đối với mớ bòng bong AZ – HUD trong gần 3 năm qua. E ngại "quá mù ra mưa", chủ đầu tư buộc lòng phải thừa nhận lỗi chậm tiến độ (là do "vướng" Quy hoạch trục Hồ Tây – Ba Vì). Thậm chí, AZ Land còn đưa ra giải pháp chuyển đổi khách hàng từ mua căn hộ CT2 Vân Canh sang dự án BrighCity (do Công ty TNHH Bánh kẹo Thăng Long thực hiện, cũng ở Hoài Đức).

Đáng nói, người đại diện pháp luật của dự án long phước và Công ty Bánh kẹo Thăng Long (TGĐ, Chủ tịch HĐTV) đều là một (ông Bùi Viết Sơn). Thế nên, chuyện hàng trăm triệu đồng "chênh" giữa hai hợp đồng góp vốn (CT2 và BrighCity) bị phù phép cũng là điều dễ hiểu. Có thể nói, AZ Vân Canh đến nay là một dự án gây tốn giấy mực báo giới một cách đáng… nể bởi quá nhiều phức tạp nội bộ. Chỉ riêng chuyện tư cách pháp nhân, trách nhiệm quản lý hai khu đất nằm trong chuỗi KĐT do HUD tạo lập, phát triển đã đủ nhức đầu.

Không thể chờ đợi thêm, các hộ dân đã phải làm áp lực bằng cách đặt điều kiện với chủ đầu tư: Đến cuối tháng 6 này, nếu chủ đầu tư vẫn không chịu làm sổ hồng cho các hộ, người dân sẽ buộc phải mời cơ quan có thẩm quyền vào cuộc. Tình trạng kéo dài thời gian làm sổ hồng cho người dân ở chung cư này được chủ đầu tư giải thích là do còn chờ gỡ vướng về Tiền sử dụng đất của toàn bộ dự án. Nhưng trước áp lực đòi tiền bảo trì của người dân ở đây, một đại diện chủ đầu tư đã phải thú thật rằng thời điểm xây dựng khu căn hộ kéo dài từ năm 2007, giá vật tư tăng cao, chi phí xây dựng đội lên nhiều. Chủ đầu tư đã cố gắng hoàn thành công trình để bàn giao cho cư dân nên đã bị lỗ hơn 100 tỷ đồng. Do vậy, ngay cả số tiền quỹ bảo trì chủ đầu tư còn giữ của người dân trong chung cư đến nay khoảng 11 tỷ đồng cũng chưa thể có tiền để trả ngay một lúc.

Sau khi những đơn vị thứ cấp lần lượt bị "chỉ mặt vạch tên" về sai phạm trong thực hiện kinh doanh dự án, "đánh võng" pháp nhân để trục lợi trong hợp đồng góp vốn, mới đây đến phiên HUD bị "bêu" bởi các lỗi: thực hiện sai quy hoạch chi tiết 1/500 và thiết kế cơ sở đối với dự án nhà thấp tầng Vân Canh, nợ đọng hơn 200 tỷ đồng Tiền sử dụng đất. Cũng như nhiều DN gặp "phốt" tương tự (bán nhà trên giấy, sử dụng vốn góp của khách hàng thiếu minh bạch, chậm tiến độ…), chủ đầu tư AZ Vân Canh đã may mắn thoát hiểm.

Với sự vào cuộc mạnh mẽ của Agribank, MB Bank (hỗ trợ vay tới 70% giá trị hợp đồng căn hộ), CT1 hiện tại đang thi công tới tầng 8 (tòa B2 gồm 29 tầng; tòa A2 gồm 33 tầng). Rất nhiều lời chào hàng mua căn hộ dự án nơi đây đăng tải chi tiết về ưu đãi bán hàng, hỗ trợ vay vốn cũng như hình ảnh thực tế của công trình. Cụ thể, căn hộ giá rẻ gần trục đường 32, đường 70 sắp mở rộng, Lê Trọng Tấn kéo dài với sự kết hợp của 3 bên: Chủ đầu tư, Ngân hàng, khách hàng, đặc biệt là Ngân hàng NN & PTNT (AgriBank) để đảm bảo dự án sẽ triển khai thuận lợi.

Thông tin từ nhiều sàn giao dịch ở khu vực Trung Hòa – Nhân Chính còn nêu rõ: khi mua căn hộ tại dự án CT1 Vân Canh, khách hàng sẽ đóng tiền trực tiếp cho Ngân hàng NN&PTNT Nam Hà Nội. Đợt mở bán ban đầu các căn hộ có giá dự kiến 9,5 triệu/m2. 20 khách hàng đầu tiên sẽ được hưởng khuyến mãi: Tivi 32inch kèm với giá đặc biệt ưu đãi… Đương nhiên, những khuyến mại dạng kèm Tivi, nội thất, hay phí dịch vụ đã không còn quá hấp dẫn người mua như trước đây. Thay vào đó, yếu tố thúc đẩy khách hàng "mở hầu bao" chính là dự án được nhà băng… chống lưng, cộng thêm mức giá dao động thấp quanh 10 triệu đồng/m2 và hơn hết, dự án đã thành hình (tới tầng 8) với pháp lý được công khai.

Dù đã ráo riết trong việc cấp sổ hồng cho người dân, nhưng tại TP Hồ Chí Minh hiện vẫn còn hàng ngàn căn hộ chung cư đã được người dân trả xong tiền mua nhà và dọn vào ở vẫn chưa được cấp sổ hồng. Lý do, chủ đầu tư đã mang giấy tờ dự án đi thế chấp ngân hàng; do chủ đầu tư chưa hoàn thành nghĩa vụ tiền sử dụng đất với thành phố hoặc do những nguyên nhân khác. Để bảo đảm quyền lợi cho người mua căn hộ, ngay từ cuối năm 2013 TP Hồ Chí Minh đã cho phép người dân bị vướng tình trạng này nộp thẳng hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận tại cấp quận, huyện mà không cần thông qua chủ đầu tư. Đối với các chủ đầu tư chây ỳ, không làm thủ tục xin cấp sổ cho người mua căn hộ, thành phố sẽ có biện pháp, chế tài xử phạt nặng.

Tại dự án chung cư Phú Mỹ Thuận ở huyện Nhà Bè với 4 block nhà cao tầng, tổng cộng khoảng 580 căn hộ. Theo ông Châu Hoàng Tiến Sỹ, Trưởng ban Quản trị khu chung cư và người dân ở đây, thì nhiều hộ dân đã hoàn thành nghĩa vụ trả tiền mua nhà và dọn vào ở từ năm 2010. Nhưng đến nay vẫn chưa thấy mặt mũi sổ hồng của căn hộ ra sao. Tuy vậy, đến nay việc xin cấp thẳng sổ hồng của người dân vẫn hết sức khó khăn. Phía ngân hàng thì lo ngại rằng khi tiến độ cấp sổ hồng thẳng cho người mua nhà được đẩy mạnh, nhiều ngân hàng sẽ đối mặt với nguy cơ ôm tài sản thế chấp ảo.