Chiều 24-5, trình bày tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Kinh doanh bất động sản (BĐS) sửa đổi trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho hay dự luật đã mở rộng cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được kinh doanh BĐS. Khi đất nền long thành được nhiều chủ đầu tư phân lô bán nền thì nơi đây sôi động hẳn.


Theo luật hiện hành, các trường hợp trên không được phép mua bán và thuê BĐS để cho thuê lại. “Quy định trên đã tạo ra sự không bình đẳng giữa các thành phần kinh tế khi tham gia thị trường BĐS, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế trong bối cảnh nước ta ngày càng mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với các nước. Từ đó hạn chế rất nhiều việc thu hút các nguồn lực đầu tư từ nước ngoài vào lĩnh vực BĐS” - ông Dũng nhấn mạnh.

Cùng ngày, thảo luận về dự án long phước nhiều đại biểu cho rằng bên cạnh những quy định, chế tài chặt chẽ nhằm ngăn chặn tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí thì dự luật cần phải bổ sung, làm rõ hơn tính công khai, minh bạch, nhất là sự giám sát của cộng đồng đối với các dự án. Nhiều ý kiến khác đề nghị quy định về xử lý trách nhiệm trong đầu tư công phải rõ ràng, cụ thể hơn nữa, tránh tình trạng khi có vi phạm không quy được trách nhiệm…

Chiều cùng ngày, QH tiến hành thảo luận về dự thảo Luật Đầu tư công. Nhiều ý kiến ĐBQH nhất trí với quy định về phạm vi điều chỉnh như dự thảo Luật. Theo đó, Luật Đầu tư công điều chỉnh về quản lý, sử dụng vốn đầu tư công và cùng với các luật chuyên ngành khác tạo nên một khuôn khổ pháp lý đồng bộ, thống nhất điều chỉnh toàn bộ hoạt động đầu tư công. Dự thảo Luật đã quy định theo hướng nâng cao kỷ cương, kỷ luật trong quản lý đầu tư công, từ khâu phê duyệt chủ trương, thẩm định nguồn vốn nhằm hạn chế tình trạng đầu tư dàn trải gây lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công.

Bỏ quy định bắt buộc tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản (BĐS) khi bán, cho thuê BĐS phải qua sàn giao dịch; quy định chặt chẽ điều kiện của cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề môi giới…Đó là một số quy định của dự thảo luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) được nhiều đại biểu ghi nhận giúp thị trường BĐS lành mạnh, ổn định hơn. Chiều 24/5, theo chương trình kỳ họp thứ 7, QH khóa XIII, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ đã trình bày Tờ trình dự thảo Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi).

Một số nội dung mới trong Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) gồm: mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh BĐS cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhằm thu hút nguồn lực đầu tư nước ngoài; mở rộng cho phép các chủ đầu tư kinh doanh BĐS được cho thuê, cho thuê mua BĐS các dự án hình thành trong tương lai thay vì chỉ được cho thuê các dự án bất động sản đã có sẵn.

Đặc biệt, luật sửa đổi sẽ bỏ quy định bắt buộc tổ chức, cá nhân kinh doanh BĐS khi bán, cho thuê bất động sản phải qua sàn giao dịch BĐS; quy định chặt chẽ điều kiện của cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp, đạo đức nghề nghiệp của tổ chức cá nhân kinh doanh lĩnh vực BĐS; quy định cụ thể và rõ ràng hơn về các loại nhà, công trình xây dựng được đưa vào kinh doanh, quy định rõ điều kiện hồ sơ BĐS được đưa vào kinh doanh.

“Luật Kinh doanh BĐS năm 2006 đã bộc lộ một số bất cập như chưa có đủ chế tài để tạo lập một thị trường BĐS phát triển ổn định, lành mạnh để nhà nước có thể kiểm soát trực tiếp cung cầu thị trường dẫn đến thị trường BĐS thời gian qua phát triển thiếu ổn định, tình trạng đầu tư tự phát, theo phong trào, theo đám đông diễn ra phổ biến, nhiều dự án BĐS chậm tiến độ, thi công cầm chừng, không triển khai, để đất hoang hóa lãng phí làm mất mỹ quan đô thị”, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng nói.