Kết quả 1 đến 3 của 3
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0

    Đầm sen thúy hồng

    ẢN PHẨM ĐẦM SEN THÚY HỒNG

    Chủ đạo trong sản phẩm là ĐẦM SEN được cẩn thận tráng bằng MEN THÚY HỒNG. Hoa sen là một “Biểu Tượng Của Trái Tim Rộng Mở”. trong phật giáo là biểu tượng của sự thuần khiết và sinh hóa hồn nhiên. Theo kinh Lalitavistara, phần tâm linh của con người thì vô nhiễm, giống như hoa sen mọc trong bùn mà không bị hôi tanh bởi bùn. Còn theo Phật giáo Mật tông thì trái tim con người giống như đóa sen hàm tiếu, khi Phật tính phát triển bên trong thì đóa sen sẽ nở. Đây chính là ý nghĩa của việc Phật ngồi trên tòa sen. Trong các tranh ảnh về cảnh Cực lạc Phật giáo, người ta tin rằng, những linh hồn kém đức hạnh thì được tái sinh vào những đoá sen còn khép và phải đợi cho đến khi hoa nở mới nhận được sự giúp đỡ của A-di-đà. Trong thai tạng giới Mạn-đà-la, đóa sen trắng ở trung tâm Mạn-đà-la, biểu thị tử cung (Thai tạng) của thế giới. Trong Phật giáo Tantra, đóa sen biểu thị cơ quan sinh dục nữ và đó chính là nguyên lý âm trong vũ trụ.

    Men Thúy Hồng: Từ đời Đường người Trung Quốc đã làm ra gốm men đỏ. Sau đó vào thời Tống, lò Quân ở huyện Vũ tỉnh Hà đã tạo ra 1 loại men đỏ nổi tiếng gọi là Quân hồng. Nhưng công nghệ nung chưa đựơc hoàn thiện, vì còn lẫn những màu khác. Và nung 10 lò thì 9 lò hỏng. Dưới thời Tuyên Đức nhà Minh, hoàng đế muốn có 1 bộ đồ sứ màu đỏ để tế thần mặt trời, bèn ra lệnh cho Quan đốc gia (thị) Trấn Cảnh Đức đốc thúc chế tạo. Những người thợ ngày đêm làm nhưng không sao ra được. Quan đốc cho giam giữ những người thợ ép phải làm ra mới thôi, nếu không sẽ bị xử tử. Có cô gái tên là Thuý Lan, con của 1 nghệ nhân già, thấy cha mình bị giam cầm vô lý, phẫn uất bèn nhảy vào lò lửa gốm sứ, muốn lấy mạng để phản đổ quan đốc. 2 hôm sau khi mở cửa lò nung thì lạ thay mấy món đồ sứ kia có màu đỏ như máu. Người ta nói máu cô gái Thuý Lan đã nhuộm đỏ đồ sứ, và gọi màu men đỏ ấy là men Thuý Hồng. Từ đó về sau các vua chúa không tiếc công sức, tiền của cho làm lại men thuý hồng. Nhưng cũng như vật báu trong truyền thuyết, chúng rất khó làm lại được cho đến tận bây giờ.

    Men Thuý Hồng hay còn gọi là đỏ đá quý có cấu tạo men phức tạp, nung phức tạp, tỉ lệ thành phẩm thấp, hơn nữa thường chỉ dung trong tế tự cung đình nên vật phẩm lưu truyền trong dân gian rất ít. Mang nhiều màu sắc thần bí.Men của nó là loại men tản xạ, có màu rất dịu, là loại men không chảy, và dấy của nó luôn tạo 1 đường biên trắng, được gọi là “biên lan thảo”. Không hiểu vì sao mà loại men ấy thất truyền từ thời Tuyên Đức. Khi chế tạo men Thuý Hồng thường phải cho thêm những nguyện liệu rất quý như vàng, đá quý, mã não… điều đó càng làm cho men Thuý Hồng giá trị hơn


  2. #2
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    17
    Đẹp .qúa

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    có ánh nắng nhìn ảo diệu ghê

Các Chủ đề tương tự

  1. Bình tỏi thúy hồng GL
    Bởi hvcuong trong diễn đàn Làng Gốm Sứ
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 08-13-2016, 10:21 PM
  2. Sách thúy kiều của tân việt
    Bởi jichangwook trong diễn đàn Làng Tem, Tiền, Tài Liệu
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 07-25-2016, 08:54 PM
  3. Tỳ bà thúy hồng GL
    Bởi tranbaokieu trong diễn đàn Làng Gốm Sứ
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 12-10-2015, 04:19 PM
  4. THúy hồng da rạn!
    Bởi thanhdung0906 trong diễn đàn Làng Gốm Sứ
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 12-04-2015, 03:01 PM
  5. Bát thúy hồng gl
    Bởi Shushisa trong diễn đàn Làng Gốm Sứ
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 09-02-2015, 03:23 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •