Hiện nay trên thế giới đặc biệt là ở các nước phát triển người ta khuyến khích sử dụng gỗ công nghiệp bởi vì nguồn gỗ đang càng ngày càng khan hiếm ngoài ra sử dụng gỗ công nghiệp còn thân thiện với môi trường vì được sản xuất từ gỗ rừng trồng, có thể tái sản xuất, không hại đến những cánh rừng nguyên sinh vốn là lá phổi xanh điều hòa khí hậu trái đất.
Các bạn nếu có nhu cầu mua ghế ngồi dùng tại văn phòng hay tại chính ngôi nhà của mình để làm việc thì hãy truy cập vào đường link dưới đây https://noithathoaphat3.com/thiet-ke...-tot-nhat.html
Tuy nhiên có rất nhiều loại gỗ công nghiệp như gỗ Veneer, MDF, ván dăm, MFC vậy làm sao để hiểu và lựa chọn đúng loại gỗ mà mình cần. Nội Thất Miền Nam giới thiệu đến bạn những đặc điểm tổng quan của một số loại gỗ công nghiệp thường được sử dụng.
1. Gỗ Veneer
Bạn nghe nói nhiều đến gỗ Veneer nhưng lại không biết nó là loại nào thực ra đây là một lớp gỗ tự nhiên mỏng và thường được sử dụng để làm bề mặt của sản phẩm gỗ. Lạng mọng từ một khối gỗ tự nhiên như gỗ xoan đào, gỗ sồi,...tạo thành một tấm gỗ Veneer. Vì là gỗ tự nhiên nên bề mặt gỗ rất đẹp từng vân gỗ được giữ nguyên, những lớp gỗ bên trong có thể là gỗ công nghiệp để tạo độ dày cho gỗ. Nói đến gỗ Veneer người ta sẽ hiểu ngay bao gồm cả gỗ công nghiệp được phủ bề mặt Veneer.
Xét về ưu nhược điểm của gỗ Veneer như :
Ưu điểm : Dễ dàng gia công, vì là gỗ tự nhiên nên đẹp và vân gỗ được giữ nguyên vẹn. Có thể sử dụng được cho các công trình khó.
Nhược điểm : Là lớp mỏng nên dễ bị trầy xước, bong tróc và có thời gian sử dụng ngắn.
2. Gỗ PB (Particle board) hay còn gọi là ván gỗ dăm
Đây là gỗ nhân tạo được sản xuất trực tiếp từ các loại gỗ trồng như keo, cao su, bạch đàn, thông,....có độ bền cao, bề mặt rộng và nhiều chủng loại. Bề mặt sẽ được phủ những vật liệu như Melamine, Veneer….
Ván dăm là loại ván được ép từ dăm gỗ có trộn keo nên chúng sẽ có chất lượng kém hơn ván sợi. Với công nghệ dán phủ cạnh và mặt làm cho ván có nhiều kích thước và hình dạng khác nhau. Trên thị trường người ta thường sử dụng ván dăm trơn được phủ veneer, sơn hoặc phủ PU cao cấp.
Ưu điểm : Thường được sử dụng cho những công trình đơn giản vì nó dễ thi công, bề mặt gỗ có kích thước lớn.
Nhược điểm : Thường không bền với nước gặp nước sẽ bị bở bởi vì gỗ có cấu trúc được dán ép kết hợp giữa gỗ dăm và keo.
3. Gỗ MFC - Melamine Faced Chipboard
Cũng là một nhánh của gỗ PB ván dăm phủ nhựa Melamine cao cấp. Những loại cây gỗ thường được sử dụng để sản xuất MFC thường được trồng nhiều và là những cây gỗ ngắn ngày không cần quá to. Gỗ được băm ra và kết hợp với keo ép lại tạo độ dày và chắc. Không sử dụng thêm bất cứ loại gỗ nào khác, chỉ sử dụng dăm gỗ của một loại cây chứ không phải lấy dăm gỗ phế phẩm như mọi người vẫn hay nghĩ. Có thể tráng PVC lên bề mặt khi hóng thành hoặc được in vẫn gỗ nhân tạo để có vẻ đẹp hoàn thiện, chống trầy xước, chống thấm.
Ưu điểm : Thường được sử dụng cho các công trình đơn giản, dễ thi công, có bề mặt lớn…
Nhược điểm: Vì là gỗ được làm từ gỗ dăm và keo nên không bền nếu như bị ngấm nước.
4. Gỗ MDF - Medium Density fiberboard - Gỗ ép
Là gỗ nhân tạo có kích thước lớn, độ bền cao thường được sử dụng trong sản xuất đồ mộc, đồ nội thất, xây dựng. MDF được ép sợi từ gỗ xay nhuyễn trộn keo với tỉ trọng 520-850kg/m3 tùy thuộc vào yêu cầu chất lượng, nguyên vật liệu và độ dày. Thông thường người ta hay sử dụng MDF trơn vì đã được phủ veneer, sơn hoặc PU. MDF trơn cũng chịu được nước hơn loại MDF thông thường vì khi sản xuất đã được trộn keo chịu nước. Và thường được sử dụng ở những nơi tiếp xúc với nước hoặc những nơi có độ ẩm cao.
Ưu điểm: Sử dụng cho các công trình đơn giản, kích thước bề mặt lớn.
Nhược điểm: mặc dù được trộn keo chống nước nhưng vẫn chịu nước kém, gặp nước thường bị phồng.