Hoa không chỉ để trang trí cho căn nhà thêm rực rỡ, mà trên bàn thờ ông bà tổ tiên, ngoài mâm ngũ quả với màu sắc rực rỡ bên cạnh đó không thể thiếu bình hoa được đặt ở vị trí trang trọng nhất.

Bao giờ cũng vậy, không khí Tết đến sớm nhất tại các chợ hoa. Chợ hoa mỗi năm chỉ họp một lần, trong đó có rất nhiều chợ hoa họp bất kể ngày đêm cho đến tận khi giao thừa báo hiệu xuân sang mới kết thúc.



Một năm trôi qua, dù bận rộn đến đâu nhưng dịp Tết đến, người Việt luôn dành thời gian làm đẹp cho căn nhà mình bằng những chậu hoa đầy màu sắc.

Đối với những người chung hoa tet theo phong thuy là lựa chọn đầu tiên vì đây không đơn thuần chỉ là hoạt động mua và bán mà còn là nét văn hóa truyền thống của dân tộc và cũng là dịp để mọi người giao lưu, gặp gỡ nhau.

Đi chợ hoa, có những người ngắm hoa rất kỹ, rất lâu và tỉ mỉ mới mua, đặc biệt là các cụ già. Nhiều cụ cho rằng mua hoa kiểng phải chọn cả thế và dáng đứng của cây, thế cây vững chãi, cành lá sum suê, có cả lá, lộc, chồi, nếu có quả thì phải đủ quả chín, quả xanh… như vậy mới hội tụ đủ nét tứ quý theo phong thủy cho một năm.

Điều đó cũng biểu hiện sự an khang, thịnh vượng cho gia chủ. Cũng có những người đi chợ hoa không quan trọng việc mua hoa mà để thưởng thức, để ngắm nhìn không khí tết.

Đặc biệt, vào những buổi tối, trong tiết trời xuân, có nhiều người đi chợ hoa chỉ để ngắm nghía những chậu cây, chậu hoa đủ màu sắc và thể loại, khi ấy có thể cảm nhận rất rõ không khí Tết.

Tùy theo lứa tuổi mà mỗi người lại chọn những loại hoa có những màu sắc khác nhau. Người già thì thích hoa Mai, Đào… vì đây là hai loài hoa tượng trưng cho sự mạnh mẽ và cao thượng. Giới trẻ thì thích chưng một vài chậu hoa Hồng, chậu Thược Dược… có màu sắc vui mắt, thể hiện được sự trẻ trung và sôi động.

Tuy nhiên, dù chọn loại hoa nào thì mỗi gia đình đều sắm cho mình một cành Đào, cành Mai hay cây Quất. Trong đó, Đào được xem là tinh hoa của Ngũ hành. Hoa Đào còn là biểu tượng cho sự đổi mới và sức sinh sôi phát triển mạnh mẽ.

Trong khi đó, Quất trong quan niệm dân gian là biểu tượng sức khỏe, bình an, trường thọ và sự may mắn trong tình duyên. Thông thường một cây Quất đẹp phải có gốc to, thân ngắn chẻ làm nhiều nhánh nhỏ thể hiện sự sum vầy của nhiều thế hệ gia đình.

Đặc biệt, nếu trên cây có cả quả xanh, quả ương thì rất tốt, bởi nó tượng trưng cho các thế hệ trong một gia đình đề huề, hạnh phúc.

Đối với người miền Nam và miền Trung, Mai vàng là loài hoa biểu tượng của ngày tết. Mai đẹp không chỉ ở hoa mà quý ở dáng cây. Những cành mai có dáng đẹp, với gốc to, da sần sùi, mọc rong rêu càng tốt, nhánh khẳng khiu và có thể có những hình thể như: Chân quỳ, hạc bay, phụng hoàng…

Ngoài hai các loại cây biểu tượng thiêng liêng của ngày tết là Đào ở miền Bắc, Quất ở miền Bắc và miền Trung và Mai vàng ở miền Nam và miền Trung, thì theo quan niệm xưa, trồng một số loại hoa khác trong nhà sẽ mang đến những điều tốt đẹp cho gia đình trong năm mới.

Những loài hoa có màu sắc tươi sáng, rực rỡ như vàng, đỏ… thường là lựa chọn tối ưa cho ngày Tết. Vì những gam màu này thường mang ý nghĩa tượng trưng cho sức sống, sự may mắn…, hơn thế nữa, nó còn tạo cảm giác ấm áp cho ngôi nhà trong những ngày Xuân.

Người Việt Nam rất chú ý đến phong thủy khi chọn chưng hoa ngày tết. Theo những người chơi hoa, một số loại hoa có tác dụng phong thủy như: hoa Thủy Tiên được xem là loài hoa thanh tao, quyền quý.

Trồng hoa Thủy Tiên có tác dụng khử tà, mang lại cát tường, như ý cũng như tăng thêm tài khí cho gia đình; hoa Hải Đường thể hiện cho sự giàu sang và phú quý; hoa Mẫu Đơn có thể vừa làm cảnh, ngày tết có thể ngắt làm hoa cúng; hoa Trạng Nguyên mang ý nghĩa thể hiện sự thành đạt; hoa Tầm Xuân với màu sắc rực rỡ, tươi sáng đi kèm với hoa Mai, hoa Đào với ý nghĩa báo mùa Xuân đã sang…

Bên cạnh đó, một số loại cây khác sẽ có ý nghĩa sung túc, tuổi thọ cao như: Bách Tán, hoa Sống Đời… cầu chúc một năm mới dồi dào sức khỏe cho cả gia đình; Hoa Cúc có sức sống lâu, nhiều người rất thích sử dụng hoa Cúc trong những ngày Tết để trang trí nhà cửa như mong muốn đem thêm sức sống…

Khi chọn hoa chơi tết, không đơn thuần chỉ chọn hoa đẹp, màu sắc tươi mà công phu hơn người Việt còn rất chú tâm đến tên gọi của loài hoa. Dễ dàng nhận thấy, đa số các loại cây được chuộng vào dịp Tết có tên gọi khiến người trưng bày cây thêm tin tưởng vào may mắn đến qua cái tên của cây.

Ví dụ như: “Phát Tài”, “Kim Ngân” thể hiện lời cầu chúc tài lộc ngân lượng tuôn chảy dạt dào, hay “Đỗ Quyên” mong ước đỗ đạt, “Hồng Môn” cầu chúc tươi thắm duyên tình, “Cát Tường” mang ý nghĩa may mắn, hạnh thông mọi việc…

Chọn hoa chưng bàn thờ ngày tết đã rất cầu kỳ nhưng cách chọn cây cảnh trưng tết còn cầu kỳ hơn nhiều. Đối với những người am hiểu phong thuỷ, việc chọn cây không đơn giản là việc đến ngắm cây và chọn. Một số loại cây được ưa chuộng như: cây Sung cảnh, khá dễ trồng và dễ sống.

Chọn một cây Sung có dáng đẹp và nhiều quả trang trí trong nhà vào ngày Tết cũng có thể mang đến sự no đủ và nhiều điều tốt lành cho năm mới.

Cây Bách Tán là loại cây ngụ ý cho sự sống lâu, trường tồn, là một cây có ý nghĩa có thể làm quà tặng cho các vị cao niên.

Cây Kim Tiền là loại thường được trồng trong chậu, đặt trong nhà, với hy vọng về sự giàu sang và tiền bạc…

Theo nhiều tài liệu chuyên về phong thuỷ các loại cây: Đào, Quất, Mai, Hải Đường… thường được coi là những cây mang lại điều may mắn, an lành, sức khoẻ cho gia chủ.

Không chỉ vậy, những người chơi cây cảnh thường quy định bộ tứ linh (thực vật) gồm Đa – Sung – Sanh – Si, bộ tứ quý gồm Tùng – Cúc – Trúc – Mai. Khi bày biện cây cối cho hợp cách thì cây tượng trưng cho nam quân tử bày bên ngoài (đối ngoại) là Tùng và Trúc, cây tượng trưng nữ khuê phòng bày bên trong (đối nội) là Cúc và Mai.

Bên cạnh đó, với các loại bonsai phải lấy gốc làm trọng, rồi đến bộ rễ nổi và thân mềm. Có những dáng cây được tạo tác theo các nhóm biểu tượng trong văn hóa Việt Nam và phương Đông.

Ví dụ như: tam đa là thế cây tượng trưng cho ba ông Phúc, Lộc, Thọ; ngũ phúc là thế cây có năm tán, gồm bốn cành và một ngọn, không có tán quá to hay quá bé, tượng trưng cho Phú, Quý, Thọ, Khang, Ninh.

Thất hiền là thế cây gồm bảy thân cùng một gốc, tượng trưng cho bảy người hiền giữa rừng trúc hay rừng thông…

Ngày nay, nhiều người chơi cây tạo dáng theo kiểu cách tân, có giá trị thẩm mỹ khá cao như cây được uốn theo thế hạn phụ thạch (cây ôm đá) hay như kiểu cây liền rễ (còn gọi là qua cầu)…

Theo quan miện của người Việt Nam, trong không khí giao hòa, trời đất sang xuân, những bông hoa, nhành cây, chậu cảnh đem đến cho con người sức sống rạo rực và những gì tươi đẹp nhất cho một năm mới.

Theo nguồn tin: https://todaorchids.com