Các dấu hiệu cảnh báo có thể bạn đang bị thoát vị đĩa đệm: Đau lưng, đau cổ, đau vai gáy, các cơn đau dọc từ hông đến chân, tê tay, tê chân...

Bác sĩ Timothy Gallivan (phòng khám ACC) cho biết: “Triệu chứng thoát vị đĩa đệm biểu hiện rõ nhất khi nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài và chèn ép rễ thần kinh. Nhiều người hay nhầm lẫn triệu chứng thoát vị đĩa đệm với chứng đau nhức, mỏi cơ thông thường dẫn đến chủ quan hoặc tự điều trị tại nhà. Hệ quả là bệnh diễn biến ngày càng nặng, gây nên biến chứng liệt chi hoặc biến dạng chi không hồi phục được”.

Sau đây là những dấu hiệu và triệu chứng của thoát vị đĩa đệm:




Đau cổ, đau vai gáy, đau lưng

Giai đoạn đầu, thoát vị đĩa đệm chỉ gây cho người bệnh những cơn đau thoáng qua tại cột sống. Càng về sau, cơn đau xuất hiện càng nhiều và liên tục trong ngày, trong tuần. Vị trí đau tùy thuộc vào vị trí đĩa đệm bị thoát vị.

Với thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là dễ dàng nhận biết nhất với dấu hiệu đặc trưng là đau nhức tập trung tại vùng thắt lưng hoặc vùng chuyển giao giữa thắt lưng và và xương cụt. Tuy nhiên, cường độ cơn đau có thể âm ỉ hoặc đau buốt dữ dội, liên tục hoặc ngắt quãng. Cơn đau sẽ giảm khi nằm nghỉ ngơi, và tăng lên khi khom người hay cúi lưng, hắt hơi, ho... Vị trí đĩa đệm thoát vị phổ biến ở đốt sống L4 - L5 và S1 do hai đĩa đệm này là bản lề vận động chủ yếu của cột sống.

Với triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thì diễn biến cơn đau phức tạp hơn do tủy sống ở vùng cổ có nhiều trung tâm quan trọng. Các cơn đau không đơn thuần gây ra ở cổ mà còn lan ra các vùng cánh tay và vai gáy. Có người chỉ cần cử động cánh tay đã đau, nhưng cũng có người giơ tay lên cao mới hết đau. Có trường hợp khác bị đau ở một bên thành ngực hoặc ở vùng cột sống giữa hai bả vai. Tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống thường xãy ra với đốt sống C5-C6.

>> Bài viết liên quan: Điều trị thoát vị đĩa đệm

Đau dọc từ hông đến chân

Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây cho người bệnh luôn bị các cơn đau dọc từ vùng thắt lưng đến hông và xuống mặt sau của cẳng chân. Nguyên nhân là do khối thoát vị chèn ép dây thần kinh tọa (dây thần kinh to và dài nhất cơ thể).

Cơn đau thường xuất hiện đột ngột sau khi gắng sức hoặc sau mỗi lần bước hụt chân, cơn đau sẽ tăng khi đêm về. Bệnh nhân cùng lúc phải đối mặt với các cơn đau do thoát vị đĩa đệm và đau do thần kinh tọa.

Đau từng cơn cách hồi

Chứng đau chân từng lúc là triệu chứng thường gặp của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Bệnh nhân đi khập khiễng, đau đớn và cảm thấy nặng nề ở cẳng chân, đi khoảng 5-10m là đau, ngồi nghỉ sẽ đỡ nhưng cơn đau trở lại nếu đi tiếp. Vì vậy, người bệnh không thể đi liên tục trên đoạn đường dài.

Nếu người bệnh hoạt động mạnh như: leo dốc, leo cầu thang, chạy nhanh, cơn đau sẽ xuất hiện sớm hơn. Khi bệnh bước vào giai đoạn nặng, khoảng cách đường đi được càng ngắn hơn và cơn đau cũng sẽ xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi.

Tê bàn chân, bàn tay

Người bệnh sẽ cảm thấy bị tê tay, tê chân thường xuyên hơn khi bệnh bước vào giai đoạn nặng. Đầu gón chân và ngón tay có cảm giác tê bì, ngứa râm ran như kim chích hay kiến bò. Có khi, người bệnh có cảm giác bị ngứa và khó chịu ở khe ngón chân, ngón tay.

Cảm giác tê bì còn biểu hiện rõ khi người bệnh co duỗi tay chân, dẫn đến tình trạng đi lại không vững, dễ té ngã. Hoặc khi đi lên xuống cầu thang, đạp xe sẽ cảm thấy hai chân rất mỏi rất nhanh, chân bị tê khó điều khiển.

Ngoài các cơn đau gây ra cơ thể người bệnh còn kèm theo dấu hiệu mất ngủ, mệt mỏi, sụt cân, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hằng ngày.

Để chữa trị bệnh thoát vị đĩa đệm triệt để, các bác sĩ tại phòng khám ACC đã áp dụng phương pháp trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic không dùng thuốc vào phương pháp chữa trị. Ngoài bài tập vật lý các bác sĩ còn kết hợp với trị liệu tia laser cường độ cao cùng sóng siêu âm. Bác sĩ Timothy Gallivan nêu ví dụ về một bệnh nhân 54 tuổi ở Phú Yên bị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng đã nhiều năm. Trước đây chú đã từng rất lo lắng khi phải phải đối mặt với nỗi lo ngồi xe lăn, cơn đau hành hạ dẫn đến ăn uống kém. Trong quá trình bệnh sụt đến 10kg. Sau khi trải qua 12 lần trị liệu tại phòng khám ACC, chú đã có thể tự mình đi đứng, vận động hoàn toàn bình thường, cơn đau không còn tái phát nữa.

Theo bác sĩ Timothy cho biết: “Thời điểm điều trị bệnh rất quan trọng, các triệu chứng thoát vị đĩa đệm có thể được chẩn đoán sớm thông qua chụp X-quang, CT hoặc MRI.”.

Rất nhiều bệnh nhân chủ quan khi bệnh chỉ mới ở giai đoạn đầu, chỉ đến khi bệnh chuyển biến nặng thì mới quan tâm, lúc này thì quá trình điều trị càng phức tạp. "Vì vậy, mỗi người cần chủ động theo dõi sức khỏe cột sống của mình, chú ý nhận biết dấu hiệu thoát vị đĩa đệm ngay từ sớm để can thiệp và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm như yếu cơ, bại liệt", Bác sĩ Timothy Gallivan cho biết thêm.

Vừa rồi là bài viết triệu chứng thoát vị đĩa đệm hy vọng các bạn có thêm nguồn thông tin tham khảo cho mình.