Muốn phân biệt trầm với kỳ nam thì lấy hình, chất, khí vị mà phân biệt.

Cân Nặng :

- Trầm hương thì cứng, nặng, ít thơm, sắc nhạt, vị đắng
- Kỳ nam thì mềm nhẹ, có hơi dầu, thơm mát, vị gồm đủ cay ngọt, chua, đắng

Khói :

- Trầm hương khi được đốt lênh thì khói kết xoáy rồi sau mới tan
- Đốt kỳ nam thì hơi khói lên thẳng mà dài.

Chữa bệnh :

- Trầm hương
chỉ có thể giáng khí

- Kỳ nam có thể chữa bệnh trúng phong, đàm suyễn, cấm khẩu, mọi chứng, mài vào nước mà rỏ và đốt khói cho hơi hương vào mũi thì tỉnh lại ngay. Đau bụng đầy tức thì ngậm là khỏi ngay.







Người ta thường đánh giá, phân biệt và xếp hạng trầm kỳ theo màu sắc, hương thơm, độ cứng, mềm.

- Trầm hương :






- Ít dùng làm thuốc, thường dùng để đốt lấy hương trong các dịp cúng tế, lễ lạc
- Giá trị của trầm hương thấp hơn kỳ nam

Hình dáng, màu sắc miếng trầm rất đa dạng hình chóp nón, trụ, màu nâu nhạt, đen sẫm. . .

+ Trầm rễ : Do rễ cây sinh ra, loại này rất tốt, có giá trị cao.

+ Trầm kiến : Có lỗ có hang do kiến đục làm tổ trước khi cây thành trầm.

Loại này lại được chia thành:

- Kiến xanh : Từ thân cây đó sinh ra, màu xanh đậm, cứng.

- Kiến điệp : Mềm hơn, có rất nhiều dạng.

- Kiến kim : Chạy đường vân nhỏ, dẹp, giống đường kim may.

- Kiến vách lầu : Ăn theo đường vân có hình nhà tầng.

- Kiến gai : Còn có tên là kiến ông. Kiến ăn giữa ruột cây

- Kiến lỗ : Ăn đục thành từng lỗ trong ruột cây.

- Kiến trắng : Loại này có giá tiền cao hơn, vì tạo nên trầm tốt.

- Kiến đen đụp : Chỉ có trầm ở hai đầu, giữa thân toàn là cơm

- Trầm tốc : Ở nơi thân cây sinh ra, miếng trầm đặc, không có lỗ.

Tốc bông : Có đường vân tạo giống như hình bông hoa.

Tốc đá : Có màu đen.

Tốc lọ nghẹ : Màu đen đen như bồ hóng và nặng.

Tốc xám : Màu xám như tro.

Tốc nước : Mềm, áo đen, màu vàng lợt. Tốc nước có mùi thơm dịu dàng.

Tốc ớt : Có mùi hăng hăng, màu vàng bợt.

Tốc hương : Vàng lợt, thường bao quanh kỳ nam

Tốc thẻ : Kiến ăn chạy theo đường vân giống như tấm thẻ.

Tốc lưới : Đường vân chằng chịt như mắt lưới đánh cá.

Tốc phao : Có hình tròn, màu vàng bợt.

Tốc cá ngừ : Màu sám giống thịt màu cá ngừ.

Tốc da : Do kiến ăn ngoài da cây

- Kỳ nam được phân biệt với trầm hương ở mùi thơm và lượng dầu kết tinh.

Dầu ở kỳ nam kết tinh giống như sáp ong, tỏa mùi thơm ngào ngạt.

Kỳ bạch có màu trắng ngà, chất mềm và rất nhiều dầu

Kỳ thanh có màu xanh bóng, nhiều dầu thì mềm, ít dầu thì cứng

Kỳ huỳnh vàng như sáp ong, chất cứng và nặng, để lâu khô dầu trở nên nhẹ

Kỳ hắc có màu đen bóng, ít mùi thơm.


1. Trầm hương giả






- Được làm từ gỗ cây gió bầu hoặc các loại gỗ khác tẩm hóa chất mùi trầm hương bên vỏ ngoài của hạt vòng, ngửi cũng thơm mùi trầm nhưng nhẹ và xốp hơn.

- Giá thành bán trên thị trường là 500.000 – 1.000.000đ hoặc cao hơn (tuy nhiên giá trị thật chỉ có…20 ngàn)

- Trầm hương giả có màu trắng bệch hoặc đen xì.

2. Trầm hương nhân tạo






- Được cấy trồng lâu năm từ cây dó bầu hương.

- Cây dó bầu từ lúc trồng đến khi có thể khoan lỗ cấy trầm phải mất 10 năm.

- Sau khi cấy trầm mất khoảng 5 năm nữa mới có thể tạo trầm, nhưng không phải cây nào sau khi cấy đều tạo trầm, tỷ lệ thành công tương đối thấp.






- Vì thế, trầm nhân tạo cũng rất quý và giá thành khá cao.


3. Trầm hương thiên nhiên






Có giá cao hơn rất rất nhiều so với trầm hương nhân tạo và có hàm lượng tinh dầu cao hơn trầm nhân tạo.






Một vòng tay chìm nước thậm chí lên đến 600-800 triệu đồng. Vô cùng quý hiếm.