-
03-25-2015, 12:17 AM #1
Junior Member
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Bí ẩn xung quanh 4 chiếc mũ vàng ở thời kỳ đồ đồng
Những khám phá di tích và hiện vật cổ đáng kinh ngạc thách thức sự hiểu biết của nhân loại về xã hội và nền văn hóa cổ đại, cung cấp nhiều thông tin thú vị về các nền văn minh trong quá khứ. Một ví dụ điển hình cho điều này là việc phát hiện bốn chiếc mũ vàng hình nón từ thời kỳ đồ đồng.
Bốn mũ vàng, từ trái qua phải: Vienve, Pháp (1844), Miền Nam nước Đức hoặc Thụy Sĩ (1996), Schifferstadt, Đức (1835), Ezelsdorf, Đức (1953).
Được phát hiện tại các địa điểm và thời gian khác nhau, bốn mũ vàng có nhiều điểm tương đồng về kích thước, hình dáng, kiểu mẫu và kết cấu. Hình dạng nón của chúng khá giống mũ đội của những phù thủy hay pháp sư. Điều này dẫn đến suy đoán, những cái mũ này được đội bởi những người đảm nhận công việc này. Trên mũ, người ta khắc những biểu tượng có lẽ từng được dùng để dự đoán các thời điểm trong hoạt động nông nghiệp hay tính toán thiên văn, qua đó có thể nâng cao vị thế thiêng liêng của người đội.
Bốn mũ vàng là phát hiện hiếm có thuộc thời kỳ Đồ Đồng (3300 – 700 năm TCN). Tất cả các mũ đều được tạo ra vào khoảng giữa của giai đoạn này, tức là từ 1400 – 800 năm trước Công Nguyên. Mỗi cái được phát hiện riêng lẻ tại các địa điểm khác nhau, trong suốt 160 năm qua, bởi ba người ở Đức và một người ở Pháp. Tất nhiên, có thể nhiều mũ vàng hơn sẽ được phát hiện trong tương lai.
Những di vật này được làm từ vàng tấm, với thiết kế thiên văn phức tạp, hẳn được tạo ra từ những đôi tay cực kì khéo léo. Bốn chiếc mũ đều có những đặc điểm chung nổi bật, nhưng cũng có những đặc điểm đặc trưng riêng.
Chiếc mũ vàng thời kỳ đồ đồng (1000 – 800 năm trước Công Nguyên). (Wikimedia Commons)
Chiếc mũ đầu tiên được phát hiện vào năm 1835, tại Schifferstadt, Đức. Nó được gọi là Mũ vàng Schifferstadt. Chiếc mũ này dường như bị ai đó cố tình chôn lấp, và được một người nông dân phát hiện. Nó là cái ngắn nhất trong bốn cái mũ, cao chỉ 29.6 cm. Chiếc mũ được trang trí bằng những đường viền chạy dọc theo hết đường kính mũ. Mỗi đường viền có một kiểu họa tiết thiết kế đặc trưng, như hình tròn, hình đĩa, và hình trông giống con mắt. Mũ vàng Schifferstadt có niên đại vào khoảng 1400-1300 năm trước Công Nguyên.
Mũ vàng Schifferstadt (Wikimedia Commons)
Chiếc mũ thứ hai được phát hiện là Mũ vàng Avanton hình nón ở Pháp năm 1844. Mũ Avanton xuất hiện trong khoảng thời gian giữa 1000-900 năm trước Công Nguyên, và là chiếc duy nhất không có vành. Tuy nhiên, dấu hiệu hư hại chỉ ra, mũ Avanton trước kia cũng có vành. Hình nón cao 55 cm, Mũ Avanton cũng có các đường viền với các hình tròn lặp đi lặp lại.
Mũ vàng Avanton hình nón (Wikimedia Commons)
Chiếc mũ thứ ba là chiếc mũ vàng Ezelsdorf-Buch, được phát hiện gần Ezelsdorf, Đức, vào năm 1953. Chiếc mũ vàng hình nón Ezelsdorf là cái cao nhất trong bốn chiếc mũ, với chiều cao 88 cm, và vẫn kiểu đường viền có hình tròn lặp đi lặp lại, ngoài ra còn có hình đĩa và hình giống con mắt. Chiếc mũ có niên đại khoảng 1000-900 năm trước Công Nguyên.
Cái nhìn cận cảnh Mũ vàng hình nón Ezelsdorf-Buch cho thấy các thiết kế phức tạp được khắc trên những tấm vàng. (Wikimedia Commons)
Xuất xứ của chiếc mũ vàng thứ tư chưa xác định, nhưng có thể nó đã được tìm thấy ở miền Nam nước Đức hay Thụy Sĩ. Chiếc mũ gây được sự chú ý ở triển lãm Thương mại Nghệ thuật Quốc tế năm 1995. Chiếc mũ có niên đại khoảng 1000-800 năm trước Công Nguyên, được biết đến với cái tên là Mũ vàng Berlin, vì nó được bảo tàng Berlin mua lại. Chiếc mũ có chiều cao 75cm, với các đường viền hình tròn giống như những cái khác.
Chi tiết của chiếc Mũ vàng Berlin (Wikimedia Commons)
Mục đích của những chiếc mũ vàng vẫn chưa xác định. Dù được tìm thấy ở những khu vực khác nhau, nhưng người ta suy đoán có thể chúng có cùng mục đích sử dụng.
Trong một khoảng thời gian, những chiếc mũ được cho là biểu tượng của khả năng sinh sản, có lẽ do hình dạng của chúng. Các nhà nghiên cứu cho rằng những chiếc mũ là một phần của trang phục cổ đại, đó có thể là bộ áo giáp, hay chiếc bình dùng trong nghi lễ. Sau đó, chúng lại được xem là những vật dụng được đặt trên những chiếc cọc tại các điểm cúng tế như một món đồ trang trí. Hoặc có người suy đoán chúng thuộc về các pháp sư như đã nói ở trên.
Thời gian gần đây, các nhà khảo cổ và sử học Đức cho rằng trên thực tế, những chiếc mũ đã được các pháp sư sử vào thời kỳ Đồ Đồng. Lập luận được đưa ra liên quan đến biểu tượng chiêm tinh được dùng để theo dõi các ngôi sao và Mặt trời, dự đoán thời tiết trong nông nghiệp, cụ thể là thời điểm trồng trọt và thu hoạch. Những họa tiết trên chiếc mũ được cho là ám chỉ đến “Vua pháp sư”, bởi chỉ có họ mới có thể đưa ra những dự đoán này và được cho là có quyền lực siêu nhiên. Vào thời cổ đại, khả năng dự đoán về khí hậu được xem là sức mạnh thần thánh.
Wilfried Menghin, Giám đốc Bảo tàng Berlin, đã nghiên cứu kỹ về những chiếc mũ. Theo Menghin, Vua pháp sư “sẽ được xem là vị Thần của Thời gian, là người có khả năng tiếp cận kiến thức thần thánh, và kiến thức này cho phép họ nhìn thấy tương lai”. Menghin cho biết, biểu tượng Mặt trời và Mặt trăng là phù hợp với “chu kỳ meton”, chu kì giải thích về mối quan hệ thời gian giữa Mặt trời và Mặt trăng. Những kiến thức mà mô hình này cung cấp cho phép suy ra những dự đoán dài hạn về chu kỳ Mặt trời và Mặt trăng.
Nhìn chung, điều này cho thấy những người sống ở Châu Âu thời kỳ Đồ Đồng có trí tuệ cao hơn nhiều so với những gì chúng ta từng biết về họ.
Có lẽ quan điểm cho rằng những chiếc mũ vàng được đội bởi pháp sư cổ đại không phải truyền thuyết hay huyền thoại, mà là phản ánh chân thực sự thừa nhận của cộng đồng trước khả năng tiên tri của họ.
Việc phát hiện ra bốn chiếc mũ vàng đã đưa ra góc nhìn thú vị về cuộc sống và hoạt động của những người cách đây ba thiên niên kỷ. Việc sử dụng những chiếc mũ để dự đoán sự chuyển động của Mặt trời, và mối liên hệ thời gian giữa Mặt trời và Mặt trăng không phải là điều gì hoàn toàn mới lạ. Nhiều hiện vật cổ đại cũng có những họa tiết chiêm tinh. Nhưng lý do họ lại diễn đạt kiến trức trên chiếc mũ vàng thì vẫn chưa được làm rõ. Với những nghiên cứu chuyên sâu hơn, một ngày nào đó chúng ta sẽ biết được lý do tại sao các ‘pháp sư’ của thời kỳ Đồ Đồng đội những chiếc mũ vàng tuyệt đẹp này.
Thanh PhongView more random threads:
- Cổ vật , xe ngựa cổ trong lăng mộ 2.500 năm của hoàng tử ở Pháp
- tổng hợp các cách biến nhà thành spa tắm trắng dễ dàng
- Tìm hiểu trang trí biểu tượng trên gốm sứ TQ – 10: Hoa thủy tiên, hoa quế.
- NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH GỐM BIÊN HÒA
- Dịch thuật công chứng tngoại ngữ Brazin Translate24h
- Cách phân biệt đồ cổ giả
- Đặc trưng của 5 loại sứ nhà Tống và phương pháp giám định chuẩn xác
- Tìm hiểu trang trí biểu tượng trên gốm sứ TQ – 16: Nấm Linh Chi – Lingzhi fungus
- Điều Gì Khiến Bình Gốm Sứ Vẽ Rồng Này Rất Hiếm - Đặt Biệt Với Mức Giá 10 triệu USD
- Cổ vật thời văn hóa trầu cau cổ
Các Chủ đề tương tự
-
Nhẫn vàng 14K ngoại Đính viên chủ 6.39ly xung quanh 34 viên kim cương thiên nhiên 1.2-2ly rất Trắng
Bởi hovafa trong diễn đàn Làng Vàng Bạc- Đá QuýTrả lời: 0Bài viết cuối: 09-07-2016, 01:59 AM -
Nhẫn vàng 14K ngoại Đính viên chủ 7.1ly xung quanh 26 viên kim cương thiên nhiên 1.8ly rất Trắng
Bởi gerrard98765 trong diễn đàn Làng Vàng Bạc- Đá QuýTrả lời: 0Bài viết cuối: 09-07-2016, 01:54 AM -
Nhẫn vàng 14K ngoại đính viên chủ 3,6x6,3 ly, xung quanh 8 viên 1,2 ly và 8 viên hình chữ nhật
Bởi phamthaovnn trong diễn đàn Làng Vàng Bạc- Đá QuýTrả lời: 0Bài viết cuối: 09-06-2016, 03:31 AM -
Hacker Trung Quốc tấn công Việt Nam và các nước xung quanh Biển Đông
Bởi thanhtruc02 trong diễn đàn Làng Tin TứcTrả lời: 0Bài viết cuối: 05-21-2015, 03:36 PM -
Nhiều thắc mắc xung quanh chuyện… hôn vào chỗ kín
Bởi zimmypro88 trong diễn đàn Làng Tin TứcTrả lời: 0Bài viết cuối: 05-09-2013, 06:10 PM
Máy rung ngụy trang thỏi son cũng là chọn lựa có lí cho các quý ông muốn cứ ra trận là thắng. Dành cho màn dạo đầu thăng hoa, đưa nàng từ bất ngờ này tới bất ngờ khác. Vừa giảm áp lực đưa nàng lên...
Trứng rung ngụy trang thỏi son, e va dễ dàng bỏ túi